Đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (COVID-19) đã gây ra một thảm họa kinh tế trên quy mô toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán rằng nền kinh tế thế giới sẽ suy giảm 3% trong năm nay. Tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á chắc chắn cũng tụt xuống mức 0 trong năm 2020, mức thấp nhất trong vòng 60 năm qua. Thậm chí, cuộc Đại suy thoái những năm 1930 cũng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng như đại dịch COVID-19 hiện nay. Trong khi cuộc Đại suy thoái chủ yếu chỉ tác động tới châu Âu và Mỹ, đại dịch COVID-19 không chừa bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Kristalina Georgieva của IMF đã cảnh rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 sẽ ở mức âm. Đầu tháng 1/2020, IMF đã ước đoán kinh tế toàn cầu năm 2020 sẽ tăng trưởng 3,3%, và năm 2021 là 3,4%. Thậm chí, một số nền kinh tế tiên tiến trên thế giới cũng được dự đoán phải đối mặt với suy thoái ở quy mô chưa từng thấy. Tăng trưởng kinh tế của Mỹ ước đoán sẽ ở mức -5,9%, còn Nhật Bản là -5,2%. Tăng trưởng của Đức sẽ là -7%, Pháp: -7,2%, Italy: -9,1%, Tây Ban Nha: -8%, và Nga là -5,5%. Nền kinh tế của Brazil sẽ tăng trưởng -5,3%, còn Mexico sẽ là -6,6%.
Ngoài ra, ở Tây Á cũng như Trung Á, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế sẽ tụt xuống mức -2,8%. Thậm chí ở Saudi Arabia, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế sẽ sụt giảm xuống mức -2,3%. Ở châu Phi Hạ Saraha, tăng trưởng kinh tế sẽ giảm còn -1,6%. Ở Nigeria, tăng trưởng kinh tế nhiều khả năng sẽ chỉ ở mức -3,4%. Tương tự như vậy, tăng trưởng kinh tế của Nam Phi sẽ giảm xuống mức -5,8%. Nền kinh tế Anh chắc chắn sẽ giảm tốc độ tăng trưởng tới 35%, với 2 triệu người bị mất việc làm. Tăng trưởng kinh tế của khu vực Nam Á chắc chắn sẽ chỉ ở mức từ 1,8-2,8% trong năm 2020. Trước đó, tăng trưởng của khu vực này được dự đoán sẽ duy trì ở mức xấp xỉ 6%. Các chuỗi cung ứng ở Nam Á bị cắt đứt. Ngành du lịch rơi vào tình cảnh khó khăn. Dòng chảy vào của tiền gửi cũng bị gián đoạn. Các ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Tâm lý đầu tư cũng không còn. Bất bình đẳng về thu nhập và các nguồn cung cấp dự phòng đã gây tác động nhiều nhất tới người nghèo vì họ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều hơn so với những tầng lớp khác. Hoàn cảnh của tầng lớp dân nghèo khiến họ là đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất trong việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội. Họ cũng ít được tiếp cận với các cơ sở vật chất y tế, kể cả xà phòng rửa tay. Tầng lớp dân nghèo cũng là những người phải chịu đựng nhiều nhất vì vừa mất việc làm, vừa bị ảnh hưởng vì giá cả các hàng hóa thiết yếu tăng cao.
Giống như Trung Quốc, Ấn Độ cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, tuy nhiên ảnh hưởng về kinh tế của đại dịch COVID-19 ở những nền kinh tế phát triển nhanh nhất này sẽ không tồi tệ như ở nhiều quốc gia khác. Tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ được dự đoán đạt 1,9% trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 1991. Đối với Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế được dự báo là 1,2%.
Dự đoán nhiều hãng hàng không ở nhiều quốc gia khác nhau sẽ bị phá sản vào cuối tháng 5/2020. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước đoán rằng 81% trong số lực lượng lao động 3,3 tỷ người trên toàn cầu sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp bị ảnh hưởng vì nơi làm việc của họ bị đóng cửa. Ngay tại Ấn Độ, nơi gần 90% người lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, có khoảng 400 triệu người chắc chắn sẽ lún sâu hơn vào nghèo đói.
Do Nepal áp đặt các biện pháp phong tỏa, Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán tăng trưởng kinh tế của quốc gia này sẽ giảm từ mức 6% trong vòng 3 năm qua xuống còn 1,5-2,8%. COVID-19 đã khiến quốc gia này mất hơn 100 tỷ rupee Nepal (NPR). Chỉ tính riêng trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ sữa, 20 ngày đầu tiên áp dụng các biện pháp phong tỏa đã khiến Nepal mất 2 tỷ NPR. Dự đoán, các biện pháp phong tỏa ở quốc gia này sẽ khiến họ thiệt hại 50 tỷ NPR và 175.000 người lao động trong lĩnh vực hàng không sẽ bị mất việc.
Trong khi đó, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) đe dọa đình chỉ các thỏa thuận lao động song phương với các nước từ chối đưa người lao động của họ ở UAE về nước. Có 275.000 người lao động Nepal ở UAE. Cho dù chỉ một phần trong số này bị cho nghỉ việc hay visa lao động bị hết hạn, thì Nepal cũng chưa được chuẩn bị để đưa họ về nước và tiến hành cách ly những lao động này.
Để cải thiện tình hình kinh tế, Mỹ đã cho thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ USD. Thị trường nhà đất tại Mỹ có thể mất giá trị tới 1,34 nghìn tỷ USD. Canada cho thông qua dự luật giảm nhẹ ảnh hưởng của dịch COVID-19 trị giá 75 tỷ USD, coi đây là một giói kích thích kinh tế. Tương tự như vậy, Ấn Độ đã công bộ một gói cứu trợ kinh tế trị giá 22 tỷ USD cho người nghèo.
Số người tử vong vì dịch COVID-19 ngày càng tăng lên cùng với "cơn sóng thần" kinh tế toàn cầu do đại dịch này gây ra đang là những thách thức rất lớn. Trong thời khắc khủng hoảng này, cộng đồng toàn cầu cùng với các quốc gia Nam Á, bao gồm cả Nepal và Ấn Độ, cần phải hợp tác cùng nhau xây dựng một kế hoạch hành động để giải quyết hiệu quả cuộc khủng hoảng y tế này nhằm cứu tính mạng của người dân, đặc biệt là những người không được bảo vệ và dễ bị tổn thương nhất. Chính phủ, khu vực tư nhân và các cơ quan phát triển quốc tế cần hành động để thuốc men, các vật tư y tế và những thiết bị có liên quan luôn sẵn sàng để cung cấp. Ngoài ra, họ cũng cần đưa ra một gói kích thích phục hồi kinh tế để dựa vào đó mở rộng các chính sách tài chính và kích thiết tiền tệ nhằm thổi một luồng sinh khí mới vào các nền kinh tế./.
Theo TTXVN