Chủ Nhật, ngày 15 tháng 09 năm 2024

Hội thảo khoa học quốc gia: “Thể chế phát triển nhanh - bền vững : Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong giai đoạn mới”

Ngày phát hành: 03/10/2018 Lượt xem 3773

Quang cảnh Hội thảo


Sáng 28-9, tại Tp. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Hội đồng Lý luận T.Ư, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ và Trường đại học Kinh tế Quốc dân, đã phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc gia: “Thể chế phát triển nhanh - bền vững : Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong giai đoạn mới”. Ðây là hoạt động khoa học trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước "nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020" (Mã số KX.04/16-20), thực hiện nhiệm vụ tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn phục vụ cho việc xây Dự thảo Văn kiện của Đại hội XIII của Đảng.
Tham dự hội thảo có đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý đến từ nhiều cơ quan khoa học, quản lý của cả nước. GS,TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận T.Ư; GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư;  đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đồng chủ trì hội thảo.

GS. TS Tạ Ngọc Tấn phát biểu khai mạc hội thảo


Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS Tạ Ngọc Tấn nhấn mạnh: Như chúng ta đã biết, ngày nay, phát triển nhanh - bền vững trở thành nhu cầu bức thiết của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là đối với các nước đang phát triển, để không bị tụt hậu xa hơn so với các nước tiên tiến. Đối với Việt Nam, sau hơn 30 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Về mặt thể chế, chúng ta đã từng bước đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, thể chế chính trị và thể chế phát triển xã hội. Nhưng về cơ bản đó là thể chế phát triển theo chiều rộng, đến nay động lực phát triển theo chiều rộng đã suy giảm mạnh. Đất nước đã bước vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu, nhiều nội dung của thể chế phát triển theo chiều rộng đã không còn phù hợp, trở thành lực cản đối với sự phát triển. Hơn nữa, bối cảnh quốc tế đang thay đổi nhanh và phức tạp; các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ đang có những bước phát triển mới, mang tính đột phá, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tăng tốc… tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặt ra những cơ hội lớn và những thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của nước ta.
Để đất nước không bị tụt hậu xa hơn, không rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, nâng cao được năng lực cạnh tranh, nâng cao thế và lực của đất nước, đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh đổi mới và hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển đất nước. Vì vậy, vấn đề xây dựng Thể chế phát triển nhanh - bền vững là cấp thiết đối với Việt Nam trong giai đoạn mới.  
Tuy nhiên, hiện nay, cả nhận thức lý luận cũng như thực tiễn cho thấy còn những ý kiến khác nhau, còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục làm rõ về thể chế phát triển nhanh - bền vững, về sự đồng bộ giữa đổi mới thể chế chính trị với thể chế kinh tế và thể chế phát triển xã hội, cũng như những nội dung cần đổi mới và hoàn thiện trong mỗi thể chế thành phần.

 

 

Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thuý Lan phát biểu tại hội thảo


Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thuý Lan cho biết: Vĩnh Phúc đã mạnh dạn lựa chọn một trong những cải cách khó khăn nhất, phức tạp nhất, cam go nhất hiện nay đó chính là cải cách thể chế và quản trị nhà nước, trong đó cải cách tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có thể xem là một nội dung trọng tâm, mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, là đổi mới cho sự phát triển...  

 

PGS.TS Trần Quốc Toản trình bày Báo cáo đề dẫn tại hội thảo


Sau phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan và báo cáo đề dẫn PGS.TS Trần Quốc Toản, các tham luận và ý kiến phát biểu tại Hội thảo đã tập trung làm rõ hơn một số vấn đề chủ yếu sau :
- Làm rõ hơn khái niệm, nội dung, bản chất, cấu trúc và vai trò của thể chế phát triển, thể chế phát triển nhanh - bền vững. Làm rõ hơn vai trò của thể chế và mối quan hệ giữa thể chế chính trị với thể chế kinh tế và thể chế xã hội trong quá trình phát triển.

 

 

GS.TS Nguyễn Kế Tuấn phát biểu tại hội thảo

 

 

GS.TS Hồ Sỹ Quý Phát biểu tại hội thảo

 

TS Trần Du Lịch phát biểu tại hội thảo

 

 

PGS.TS Trần Đình Thiên phát biểu tại hội thảo

 

 

TS. Nguyễn Đình Cung Phát biểu tại hội thảo

 

 

TS. Nguyễn Sĩ Dũng Phát biểu tại hội thảo

 

 

TS Vũ VIết Ngoạn phát biểu tại hội thảo

 

 


- Nêu lên những kinh nghiệm (thành công, không thành công) trong xây dựng và thực thi thể chế phát triển của một số nước trên thế giới, rút ra những gợi ý hữu ích đối với Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập, những “điểm nghẽn” trong thể chế phát triển hiện nay; chỉ rõ những nguyên nhân.
- Nêu lên những yêu cầu, nội dung, định hướng giải pháp tiếp tục đổi mới và xây dựng thể chế tổng thể phát triển nhanh - bền vững đất nước nói chung và cụ thể đối với các thể chế thành phần : thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế xã hội trong giai đoạn mới. 

 

 

GS.TS Phùng Hữu Phú phát biểu kết luận Hội thảo


Kết luận hội thảo, GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương đánh giá cao kết quả của Hội thảo; đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến phát biểu và các tham luận gửi tới hội thảo để hoàn thiện các luận cứ lý luận khoa học và thực tiễn về xây dựng thể chế phát triển nhanh - bền vững; hoàn thiện các đề suất, kiện nghị liên quan, để góp phần thiết thực vào phục vụ cho việc xây dựng dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng ./. 

 

P.V


Tin Liên quan

Góp ý về nội dung bài viết