Chủ Nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024

Hội thảo "Nhận diện và phê phán các quan điểm sai trái, thù địch chống phá chủ trương, đường lối của Đảng từ sau Đại hội XIII”

Ngày phát hành: 30/07/2024 Lượt xem 224

Ngày 30/7, tại Hà Nội, Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an và Ban Chỉ đạo 35 Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện và phê phán các quan điểm sai trái, thù địch chống phá chủ trương, đường lối của Đảng từ sau Đại hội XIII”

 

PGS. TS Phạm Văn Linh phát biểu tại hội thảo.

 

PGS. TS Phạm Văn Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Hội đồng Lý luận Trung ương; Thượng tướng, PGS. TS Nguyễn Văn Thành, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương; Trung tướng, PGS. TS Trần Vi Dân, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Cục trưởng Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an, thành viên Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công an, đồng chủ trì hội thảo.

 

Thượng tướng, PGS. TS Nguyễn Văn Thành phát biểu tại hội thảo.

 

Trung tướng, PGS. TS Trần Vi Dân phát biểu đề dẫn hội thảo.

 

Báo cáo đề dẫn hội thảo nêu rõ, từ sau Đại hội XIII của Đảng, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị không ngừng tìm mọi cách chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Do đó, nhận diện quan điểm sai trái, thù địch, chống phá quan điểm, đường lối của Đảng từ sau Đại hội XIII và đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đi ngược lại quan điểm đường lối của Đảng là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, an toàn, phát triển bền vững đất nước.

 

Thời gian qua, cuộc đấu tranh nhận diện và phê phán quan điểm sai trái, thù địch chống phá quan điểm, đường lối của Đảng đã được triển khai ngày càng bài bản, thống nhất, đồng bộ, đi vào chiều sâu trên phạm vi, quy mô rộng lớn với sự vào cuộc tích cực, chủ động của các lực lượng, các cấp, các ngành ở cả Trung ương và địa phương, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần giữ vững và tăng cường nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.

 

Để nhận diện và đấu tranh, phê phán những quan điểm sai trái, thù địch chống phá chủ trương, đường lối của Đảng từ sau Đại hội XIII, tất yếu phải có sự tham gia, phối hợp đồng bộ, hệ thống, trách nhiệm của các ban, bộ, ngành và các lực lượng từ Trung ương đến địa phương trong thời gian tới.

 

Tại hội thảo, các đại biểu, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã tập trung thảo luận, làm sáng tỏ các vấn đề về cả lý luận và thực tiễn. Trong đó, chú trọng nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá quan điểm, đường lối của Đảng từ sau Đại hội XIII; những vấn đề đặt ra trong nhận diện, đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch chống phá chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là những biểu hiện cụ thể, mới nảy sinh từ sau Đại hội XIII. Đồng thời, nêu ra những phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp đấu tranh với quan điểm sai trái, thù địch chống phá quan điểm, đường lối của Đảng từ sau Đại hội XIII.

 

Các ý kiến trao đổi tại hội thảo đều thống nhất cho rằng, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc tầm quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, tiếp tục kiên quyết, kiên trì thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra, nhận thức rõ đây là nhiệm vụ chính trị vừa cấp bách, vừa thường xuyên và lâu dài, không chỉ là công việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước mà là của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân.

 

Các đại biểu dự hội thảo.

 

Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu để định hình, thiết lập hệ thống luận cứ, luận điểm đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Gắn kết chặt chẽ yêu cầu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục cán bộ, đảng viên, học viên, sinh viên. Tiếp tục phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tư tưởng, lý luận có bản lĩnh, trí tuệ, năng lực, phương pháp và kỹ năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới./.

 

P.V

 

 

Tin Liên quan

Góp ý về nội dung bài viết