Thứ Hai, ngày 30 tháng 12 năm 2024

Tọa đàm "Nhận thức, thực tiễn và giải pháp về phúc lợi xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn mới"

Ngày phát hành: 18/10/2019 Lượt xem 1237

 

Để góp phần phục vụ cho việc xây dựng Dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng, ngày 17-10-2019, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức cuộc tọa đàm chuyên gia: “Nhận thức, thực tiễn và giải pháp về phúc lợi xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn mới”.

Dự tọa đàm có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội; Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội; Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện lãnh đạo TP Hà Nội.

GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng chủ trì tọa đàm.

Tọa đàm đã tập trung phân tích, lý giải, làm rõ các vấn đề:

1. Nhận thức lý luận của Đảng, Nhà nước ta thể hiện trong đường lối chung, các văn kiện các kỳ đại hội Đảng về phúc lợi xã hội. Những vấn đề đã rõ, những vấn đề chưa rõ, cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung?

2. Việc thực hiện chính sách về phúc lợi xã hội ở nước ta đã đạt được những kết quả gì, đâu là hạn chế, nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó? Những kết quả và hạn chế trong thực hiện chính sách phúc lợi xã hội ảnh hưởng gì đến con người, xã hội Việt Nam?

3. Những kinh nghiệm về chính sách phúc lợi xã hội và thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của các nước trên thế giới và những gợi ý chính sách phù hợp với điều kiện của Việt Nam?

4. Đề xuất những nội dung mới về lý luận về phúc lợi xã hội cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung? Đề xuất những nội dung, giải pháp (chính sách) cần thiết để đảm bảo phúc lợi xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn mới (2020 đến 2030).

Với tinh thần trách nhiệm cao, các đại biểu dự tọa đàm - các đồng chí cán bộ lãnh đạo quản lý cao cấp, đồng thời là những chuyên gia có tầm hiểu biết sâu đã trao đổi một cách toàn diện, sâu sắc làm rõ hơn các vấn đề đặt ra về phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, chính sách xã hội cả về mặt lý luận, thực tiễn ở Việt Nam trong quá trình đổi mới, có tham khảo kinh nghiệm một số nước trên thế giới.

Kết quả tọa đàm đã gợi mở nhiều vấn đề cấp thiết đang nổi lên cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết để góp phần phục vụ cho việc xây dựng Dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng về lĩnh vực xã hội./.

P.V

 

Tin Liên quan

Góp ý về nội dung bài viết