Thứ Sáu, ngày 26 tháng 04 năm 2024

Tọa đàm khoa học về thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

Ngày phát hành: 08/03/2019 Lượt xem 1083

Ngày 6/3, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã Tọa đàm khoa học Tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là giai đoạn 10 năm (2011-2020) về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. 

 

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu

 

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đồng chủ trì buổi làm việc.

Cùng dự có các thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, đại diện các đơn vị thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Báo cáo tổng kết 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó trọng tâm là 10 năm thực hiện Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 trên lĩnh vực lao động, người có công và xã hội của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã tập trung đánh giá 3 nhóm chính sách thuộc ngành quản lý gồm: Lao động, việc làm, quan hệ lao động, tiền lương, giáo dục nghề nghiệp, quản lý lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, an toàn lao động; chính sách đối với người có công; bảo hiểm xã hội, giảm nghèo, trợ giúp xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới và phòng chống tệ nạn xã hội.

 

Toàn cảnh buổi Tọa đàm

 

Trên cơ sở tổng kết, báo cáo đã đưa ra những đề xuất bổ sung nhận thức, quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách và giải quyết các vấn đề lao động, người có công và xã hội trong giai đoạn mới. Theo đó, về nhận thức, quan điểm, phải quán triệt đầy đủ quan điểm phát triển toàn diện, hài hòa giữa kinh tế và xã hội; Đặt con người ở vị trí trung tâm của quá trình phát triển; Đảm bảo công bằng xã hội trong tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững; Hoàn thiện vai trò quản lý xã hội của Nhà nước dựa trên quyền của người dân; Nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội công; Vai trò của giám sát xã hội...

 

Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu

 

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, thời gian qua, ngành đã kiên trì bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, xây dựng và đổi mới chính sách trong những lĩnh vực ngành được phân công. Kết quả, cơ cấu lao động đã chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp chung luôn duy trì ở mức thấp. Thu nhập của người lao động dần được cải thiện, quan hệ lao động từng bước được phát triển. Công tác đền ơn đáp nghĩa được thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng và gia đình của họ. Lĩnh vực an sinh xã hội và giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới, chăm sóc và bảo vệ trẻ em đạt kết quả đáng ghi nhận…

Tuy nhiên, một số chính sách an sinh xã hội vẫn chưa đảm bảo nhu cầu của người thụ hưởng; hệ thống chính sách lao động - xã hội mới bao phủ một bộ phận dân cư; mục tiêu của chính sách xã hội rõ ràng, nhất quán, song có hiện tượng tản mạn, chồng chéo, thiếu tính kết nối; một số chính sách xã hội chưa phù hợp với điều kiện, đặc điểm của đối tượng được hỗ trợ…

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng đánh giá cao những đóng góp của ngành lao động - thương binh và xã hội trong việc góp phần đảm bảo an sinh xã hội đất nước thời gian qua, đặc biệt trong 3 năm gần đây. Theo đó, các chính sách an sinh xã hội đã thể hiện được tinh thần đổi mới, hướng đến những chuẩn mực quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Song thực tế triển khai các chính sách cho thấy còn những vấn đề cần làm sâu sắc hơn. Trong đó, chính sách lao động việc làm là vấn đề lớn, gắn liền với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. GS.TS Nguyễn Xuân Thắng đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ một số vấn đề vừa mang tính thực tiễn và lý luận như: Thực hiện phát triển bền vững, bao trùm, trong đó lấy con người làm trung tâm; phát triển xã hội dựa trên quyền con người; lấy con người làm trung tâm đánh giá toàn diện để xây dựng chính sách việc làm phù hợp nhất trên cơ sở khai thác tối đa nguồn lực của xã hội, các thành phần kinh tế; đánh giá thực tiễn, những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực người có công, bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội trong tình hình mới...

 

PV

Tin Liên quan

Góp ý về nội dung bài viết