Thứ Bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Ngày phát hành: 03/08/2022 Lượt xem 1693

 

1. Quá trình hình thành phát triển

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với tiền thân là Đoàn thăm dò dầu lửa 36 (27/11/1961), Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, được thành lập ngày 03/9/1975, Tổng công ty Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam (06/7/1990), ngày 29/8/2006 trở thành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Hiện nay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoạt động theo Nghị định số 07/2018/NĐ-CP ngày 10/01/2018 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Tổng tài sản PVN đến 31/12/2021 là:  894.1 nghìn tỷ đồng (~  40 tỷ USD); Vốn chủ sở hữu của PVN đến 31/12/2021 là: 486.2 nghìn tỷ đồng (~ 21 tỷ USD). Trong đó Vốn điều lệ là: 281,5nghìn tỷ đồng (~ 12,2 tỷ USD); Tổng số lao động đến 31/12/2021 là: gần 60 nghìn người.

 

2. Tổ chức và Hoạt động của Tập đoàn

PVN hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty con, với: Công ty Mẹ là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (TNHH 1 TV) với 3 đơn vị nghiên cứu, đào tạo; 4 chi nhánh và 8 Ban QLDA (PVN); Công ty con, công ty liên doanh, liên kết gồm 27 đơn vị (trong đó có 14 công ty con và 13 công ty liên doanh, liên kết);  Hoạt động của PVN gồm 05 lĩnh vực kinh doanh chính: (1) Thăm dò và Khai thác Dầu khí; (2) Công nghiệp Khí; (3) Chế biến, Tồn trữ và Phân phối sản phẩm Dầu khí; (4) Công nghiệp Điện; (5) Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí chất lượng cao.

 

3. Vai trò, vị trí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trải qua hơn 6 thập kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, PVN đã đạt được nhiều thành công và đóng góp lớn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có thể kể đến 08 đóng góp lớn cho phát triển kinh tế xã hội đất nước đã làm nên thương hiệu Dầu khí Việt Nam, đó là:

(1). Tập đoàn đã xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm thăm dò khai thác - phát triển công nghiệp khí - điện - chế biến và dịch vụ dầu khí góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực đất nước.

Từ chỗ không có dầu khí, đến nay công tác tìm kiếm thăm dò đã xác định được trữ lượng dầu khí của Việt Nam có thể thu hồi khoảng 1,5 - 2,0 tỷ m3 quy dầu và cơ bản đánh giá tiềm năng dầu khí của Việt Nam đủ khả năng cân đối bền vững cho hoạt động khai thác dầu khí, đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước trong thời gian tới. Từ điểm mốc khai thác m3 khí đầu tiên vào tháng 6/1981 và khai thác tấn dầu thô đầu tiên 26/6/1986, đến nay ở trong nước,^ PVN đã và đang triển khai hoạt động khai thác dầu khí tại 36 mỏ với 21 hợp đồng dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của thềm lục địa Việt Nam. Khai thác dầu ở trong nước từ khi khai thác tấn dầu đầu tiên (26/6/1986) đến hết tháng 05/2022 đạt 419,5 triệu tấn dầu thô và 173,4 tỷ m3 khí. Hiện tại sản lượng khai thác dầu thô ờ trong nước trung bình đạt 7,5- 8,5 triệu tấn/năm, tương đương đạt 24-26 nghìn tấn/ngày; sản lượng khai thác khí đạt 9-11 tỷ m3/năm, tương đương đạt 26- 30 triệu m3/ngày.

 PVN đã cơ bản xây dựng nền công nghiệp khí hoàn chỉnh, đồng bộ ở tất cả các khâu, từ khai thác - thu gom/nhập khẩu - vận chuyển - chế biến - tồn trữ - phân phối khí và các sản phẩm khí trên toàn quốc. Hiện nay, PVN đang vận hành 5 hệ thống đường ống dẫn khí, 03 nhà máy xử lý khí (02 ở Vũng Tàu, 01 ở Cà Mau), 13 kho chứa LPG công suất gần 100 nghìn tân,... có thể cung cấp từ 9 - 11 tỷ m3 khí/năm cho sản xuất 35% sản lượng điện quốc gia, trên 70% sản lượng đạm góp phần đảm bảo an ninh lương thực đất nước và 70-80% khí cho các hộ tiêu thụ dân dụng của cả nước.

 

 PVN đã sớm xây dựng các nhà máy điện khí để sử dụng các sản phẩm khí tự nhiên do PVN khai thác cũng như từ nguồn khí nhập khẩu. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao, PVN đã tham gia đầu tư các nhà máy điện than. Hiện nay, PVN đang vận hành thương mại 08 nhà máy điện với tổng công suất 5.405 MW: 04 nhà máy nhiệt điện khí công suất 2.700 MW (NMĐ khí Cà Mau 1&2, Nhon Trạch 1&2); 02 nhà máy thủy điện công suất 350MW (Thủy điện Hủa Na, Đắkrinh); 02 Nhà máy điện điện Than công suất 2.400 MW (NMĐ than Vũng Áng 1, Sông Hậu 1). Hàng năm cung cấp trên 20 tỷ KWh, chiếm 8-10% tổng sản lượng điện cả nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng điện của đất nước.

PVN đã hình thành, xây dựng và đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam; đang vận hành thương mại các công trình trọng điểm dầu khí gồm: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Đạm Phú.Mỹ, Đạm Cà Mau... Hàng năm cung cấp: trên 13,5 triệu tấn xăng dầu các loại đáp ứng khoảng 75% nhu câu xăng dầu trong nước; 1,8 triệu sản phẩm hóa dàu, đáp ứng: cung cấp 1,6- 1,7 triệu tấn phân đạm, đáp ứng trên 70% nhu cầu phân bón trong nước. Hệ thống kho và phân phối xăng dầu thông qua PVOil với 635 cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc, sản lượng khoảng 3-3,2 triệu tấn/năm, chiếm 17% thị phần bán lẻ trong nước (đứng thứ 2 sau Petrolimex).

 

PVN đã xây dựng và phát triển lĩnh vực dịch vụ dầu khí chất lượng cao đồng bộ ở tất cả các khâu, đạt trình độ ngang tầm khu vực và quốc tế, như: công nghiệp cơ khí hàng hải, cơ khí dầu khí với các sản phẩm giàn khoan nước sâu tự nâng hiện đại, giàn khai thác cổ định; phát triển dịch vụ khoan dầu khí ra nước ngoài; đã tự chủ hoàn toàn trong lĩnh vực bảo dưỡng, sửa chữa công trình dầu khí, bao gồm các giàn khoan, Nhà máy lọc dầu, nhà máy nhiệt điện khí, điện than, phân bón... Các dịch vụ này mang tính trực tiếp, nằm trong chuỗi hoạt động sản xuất dầu khí có tính chuyên nghiệp, kỹ thuật cao, gắn liền hoạt động dây chuyền trong 5 lĩnh vực, tạo nên chuỗi giá trị liên kết của PVN.

 

(2). Hoàn chỉnh mô hình Tập đoàn, thực hiện thành công tải cơ cấu Doanh nghiệp, triển khai mạnh mẽ công tác chuyển đổi số

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa XI) về tái cấu trúc nền kinh tế và mục tiêu Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam theo Kết luận số 41 ngày 19/01/2006 của Bộ Chính trị; PVN đã chuyển đổi thành công từ hoạt động theo mô hình Tổng công ty sang hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước từ tháng 8/2006; hoàn thiện hệ thống chính trị đồng bộ trong toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Trong quá trình hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tập đoàn luôn đồi mới, nâng cao công tác quản trị áp dụng các mô hình tái cấu trúc doanh nghiệp hiệu quả, phù hợp với bổi cảnh thực tế của đất nước và của Tập đoàn trong từng thời kỳ.

“Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới, năm 2018 Tập đoàn đã hoàn thành công tác tái cơ cấu bộ máy điều hành PVN, tinh giảm biên chế sau khi tái cấu trúc PVN theo chỉ đạo của Đảng ủy các cấp. Cụ thể, từ ngày 01/10/2018, Bộ máy điều hành của PVN bao gồm 15 Ban/Văn phòng và 01 Vãn phòng Đảng ủy (so với 23 Ban/Văn phòng, 02 Văn phòng Đảng ủy, 03 Ban Xây dựng Đảng tại thời điểm trước 01/6/2018). Việc thay đổi, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nhân sự của Bộ máy điều hành PVN là đòi hỏi cấp thiết để củng cố, nâng cao vai trò và hiệu quả của Bộ máy điều hành PVN, phù họp với yêu cầu của tình hình mới, đáp ứng các mục tiêu phát triển của PVN trong các giai đoạn tiếp theo. Tập đoàn đã hoàn thành xây dựng và trình Chính phủ đề án tái cơ cấu Tập đoàn giai đoạn 2021-2025, hiện tại ủy ban Quản lý vốn Nhà nước đang xem xét để sớm có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ làm căn cứ để triển khai thực hiện.

Từ cuối năm 2020, PVN đã triển khai đồng bộ công tác chuyển đổi số gắn với việc triển khai hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), đồng thời không ngừng củng cố, hoàn thiện cả về phương diện kỹ thuật cũng như nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên trong toàn ngành.

 

(3) Tập đoàn đã hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả đóng góp to lớn cho Ngân sách, cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

“Với quy mô tài sản của Tập đoàn hợp nhất tại thời điểm 31/12/2021 là 40 tỷ USD, vốn chủ sở hữu của Tập đoàn là 21 tỷ USD. Tính từ năm 1986 cho tới hết năm 2021, tổng doanh thu của Tập đoàn đạt trên 445 tỷ USD, đóng góp cho GDP cả nước hung bình hàng năm từ 10 - 13%; Nộp ngân sách Nhà nước trên 115 tỷ USD, giai đoạn 2010 trở về trước đóng góp 25-30% tổng thu ngân sách cả nước, giai đoạn 2011- 2015 đóng góp 20-25%, giai đoạn 2016 đến nay do sự phát triển của các ngành kinh tế khác của đất nước PVN đóng góp 9-11% tống thu ngân sách cả nước. PVN là đơn vị có đóng góp cho Ngân sách cao nhất trong số các doanh nghiệp Nhà nước (bao gồm 07 tập đoàn kinh tế, 57 tổng công ty nhà nước, 441 doanh nghiệp độc lập thuộc các bộ, ngành, địa phương - Tập đoàn Viettel chiến 3,7-4,5%, EVN chiếm 2-2,5%; TKV 1,5-2,0%). ’

 Đặc biệt trong 2 năm 2020- 2021, Việt Nam cũng như thế giới trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn khi đại dịch Covid- 19 hoành hành. Với phương châm hành động đúng đắn, xây dựng kịp thời và triển khai thực hiện có hiệu các giải pháp ứng phó, PVN đã duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh, cụ thể năm 2020, trong khi hoạt động của nhiều công ty dầu khí lớn trên thế giới lâm vào khó khăn, hoạt động thua lỗ, thậm chí phá sản sa thải công nhân thì PVN là một trong số ít các doanh nghiệp dầu khí trên thế giới có lãi với tổng lợi nhuận trước thuế đạt 19,9 nghìn tỷ đồng, đóng góp cho Ngân sách nhà nước 83 nghìn tỷ đồng; năm 2021 đóng góp cho Ngân sách nhà nước 112,5 nghìn tỷ đồng, vượt 50 nghìn tỷ đông (tương đương vượt 80,0%) kế hoạch; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 51,7 nghìn tỷ đồng, vượt 3,0 lần kế hoạch.

 Không chỉ đóng góp cho GDP, Ngân sách nhà nước bằng những con số cụ thể, PVN còn đóng vai trò trụ cột, đầu tàu, là động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế thông qua triển khai thành công nhiều chuỗi dự án, công trình trọng điểm quốc gia tại các khu vực, địa bàn trên cả nước như: Dung Quất - Quảng Ngãi; Khí Điện Đạm Cà Mau; Nghi Sơn - Thanh Hóa; Bà Rịa - Vũng Tàu, Nhơn Trạch - Đồng Nai...

 

(4) PVN là doanh nghiệp tiên phong trong hợp tác, hội nhập quốc tế và mở rộng đầu tư ra nước ngoài

- Song song với việc đầu tư phát triển ở trong nước, PVN đã và đang thực hiện 08 hợp đồng dầu khí, tại 06 quốc gia/vùng lãnh thổ (Malaysia (01 hợp đồng), LB Nga (02 hợp đồng), Algeria (01 họp đồng), Peru (02 hợp đồng), Iran (01 họp đồng), Campuchia (01 hợp đồng). Tổng sản lượng khai thác dầu ở nước ngoài từ khi khai thác tấn dầu đầu tiên (tháng 9/2006) đến hết tháng 5/2022 đạt 20,1 triệu tấn. Sản lượng khai thác dầu ở nước ngoài hiện tại đạt 1,70- 1,86 triệu tấn/năm, tương đương 4,7-5,1 nghìn tấn/ngày. Sự thành công hợp đồng dầu khí ờ Liên bang Nga với tổng số tiền PVN thu về từ Liên doanh Rusvietpetro (PVN góp 49% vốn) kể từ khi đi vào hoạt động năm 2014 đến 31/12/2021 là 1.296,4 triệu USD, vượt 763,2 triệu USD so với tổng số tiền PVN đã chuyển sang Liên bang Nga để đầu tư vào Rusvietpetro là 533,2 triệu USD- cho thấy hiệu quả đầu tư của Công ly mẹ- PVN, mang lại kết quả tốt đẹp cho công cuộc “vươn ra biển lớn".

 

(5) PVN đã xây dưng được đội ngũ những người làm dầu khí hùng hậu; với số lượng hiện có là gần 60 nghìn lao động, trong đó trên 5.500 người cỏ trình độ trên đại học, trên 25.500 người có trình độ đai học và cao đẳng và trên 25.000 công nhân lành nghề, đáp ứng cơ bản nhu cầu phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam.

 

(6) PVN đã tích cực phát huy và thực hiện hiệu quả vai trò là đầu tàu kinh tế của đất nước, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chỉnh phủ. Tập đoàn luôn chủ động tể chức thực hiện kịp thời các chủ trương của Đảng và Chính phủ đối phó với những biến động phức tạp của nền kinh tế đất nước. Các sản phẩm chủ yếu của Ngành: dầu thô, xăng dầu, đạm, điện, khi, LPG... đã và đang góp phần tích cực chủ động bình ồn thị trường.

 

(7) Tập đoàn đã đóng góp xứng đảng, thiết thực vào công tác an sinh xã hội. Giai đoạn 2006-2021, xuất phát từ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, trách nhiệm của toàn thể CBCNV đối với xã hội và cộng đồng, toàn Tập đoàn thực hiện công tác an sinh xã hội với tổng số  tiền trên 7.233 tỷ đồng, đặc biệt năm 2021 đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân PVN đã thực hiện an sinh xã hội và ủng hộ Quỹ phòng chống Covỉd-19 với giá trị trên 1000 tỷ đồng, góp phần thiết thực cùng Chỉnh phủ thực hiện các vấn đề an sinh xã hội của đất nước, thực hiện thành công chiến dịch phòng chống Covid-19.

 

(8) Tập đoàn tích cực phối hợp với Bộ Quốc phòng, các Bộ/ngành liên quan tham gia bảo vệ chủ quyền và biên giới Quốc gia.

 Nơi nào có hoạt động dầu khí, có giàn khoan đặt chân, ở đó chủ quyền Quốc gia được khẳng định. Trong quá trình phát triển, PVN đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan (Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công An và các Bộ/ngành liên quan khác) trong việc triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của Tập đoàn, các vấn đề trên biển Đông và hải đảo; Phối hợp với Bộ Ngoại giao hoàn thành báo cáo Quốc gia về ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam nộp cho ủy ban thềm lục địa Liên Hợp Quốc; Phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân triển khai dự án xây lắp, sửa chữa và nâng cấp các công trình DK, hệ thống chiếu sáng, dự án sản xuất năng lượng sạch và nước sạch trong khu vực quần đảo Trường Sa; Đầu tư, đưa tàu địa chấn 2D, 3D vào hoạt động và tự tổ chức khảo sát trên thềm lục địa Việt Nam, đã tạo chủ động cho Tập đoàn trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao (đây là công việc trước đây ta phải thuê các tàu nước ngoài thực hiện) góp phần bảo vệ chủ quyền Quốc gia trên biển.

 

Với 08 đóng góp lớn nêu trên, vai trò vị trí của PVN trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước qua nhiều thập kỷ đã được sơ kết, tổng kết, đánh giá tại nhiều văn bản quan trọng của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thú tướng Chính phủ như: Thông báo số 148-TB/TW ngày 28/11/2013 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 23/7/2015 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị, Thông báo số 402/TB- VPCP ngày 30/8/2017 của Chính phủ..., cụ thể tại Nghị quyết 41- NQ/TW ngày 23/7/2015, Bộ Chính trị đã ghi nhận đánh giá: “Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là doanh nghiệp chủ lực của ngành Dầu khí đã có những bước phát triển vượt bậc. có những đóng góp quan trong cho sư nghiệp công nghiệp hóa, hiện đai hỏa đất nước; bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: đi đầu trong mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia có hiệu quả bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền hàng hải của Việt Nam trên Biển Đông và giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiên Chiến lược biển Việt Nam. Ngành Dầu khí đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động có trình độ chuyên môn cao vững vàng, được đào tạo cơ bản, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

 

P.V (nguồn: Tham luận tại Hội thảo "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045)

 

Tin Liên quan

Góp ý về nội dung bài viết