Thứ Hai, ngày 13 tháng 05 năm 2024

Hội thảo khoa học “Quản lý đô thị trên địa bàn TP Hồ Chí Minh - thực trạng, vấn đề và giải pháp”.

Ngày phát hành: 11/10/2018 Lượt xem 1162

Toàn cảnh hội thảo

 

Chiều 11/10, tại TP Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý đô thị trên địa bàn TP Hồ Chí Minh- thực trạng, vấn đề và giải pháp”. Hội thảo đã thu hút nhiều chuyên gia đầu ngành về quy hoạch đô thị với 34 tham luận khoa học.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong và GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì hội thảo.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh Tất Thành Cang cho biết Thành phố mong muốn đô thị Thành phố trong tương lai sẽ hình thành các khu đô thị mới văn minh hiện đại, bền vững, tạo thêm nhiều điểm nhấn về không gian kiến trúc cảnh quan.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, công tác quy hoạch vẫn còn một số hạn chế như phân loại và số lượng quy hoạch nhiều nhưng thiếu gắn kết do chưa có quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch cấp vùng; trong khi quy hoạch các ngành hạ tầng còn manh mún, thiếu tính tích hợp;...
"Bài toán khó đối với Thành phố chính là nhu cầu về nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng so với khả năng cân đối của ngân sách, cụ thể nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư các công trình hạ tầng đô thị chỉ đáp ứng khoảng 22% trên tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị hàng năm tại TP" .
Bên cạnh đó, ông Cang cho biết ngập lụt luôn là vấn đề mà TP quan tâm xây dựng đề xuất các giải pháp căn cơ để giải quyết. Nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý đô thị của TP với một số vấn đề như đã nêu trên, ông Cang mong muốn qua hội thảo sẽ đúc kết những kinh nghiệm trong công tác quản lý đô thị, gắn với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bền vững.
Tại hội thảo, GS.KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam nhận xét diện tích TP Hồ Chí Minh chỉ bằng 0,6%, dân số chiếm 7% so với cả nước nhưng tổng sản phẩm nội địa (GDP) đóng góp gần 30%. Vì vậy, vai trò của TP Hồ Chí Minh rất quan trọng, là động lực phát triển của cả vùng kinh tế phía Nam và cả nước. Việc nghiên cứu quy hoạch TP Hồ Chí Minh không thể tách để nghiên cứu riêng mà phải đồng bộ với quy hoạch chung, quy hoạch vùng. Ông kiến nghị TP Hồ Chí Minh nên mở rộng không gian đô thị về phía tỉnh Long An, lấy sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới tự nhiên, gồm các huyện Cần Giuộc, Cần Đước và một phần huyện Bến Lức. Cụ thể, có thêm tổng diện tích khoảng 48.000-50.000 ha, dân số khoảng 37-42 vạn người. Như vậy, diện tích TP sẽ tăng lên thêm khoảng 50 km2./.

 

TH PV


Tin Liên quan

Góp ý về nội dung bài viết