Thứ Bảy, ngày 20 tháng 04 năm 2024

Tọa đàm khoa học "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện Cách mạng công nghiệp 4.0"

Ngày phát hành: 24/06/2020 Lượt xem 1174

 

Nhằm tiếp tục làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần phục vụ hoàn thiện Dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, sáng 23- 6 - 2020, Tiểu ban Kinh tế Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức tọa đàm khoa học về chủ đề "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện Cách mạng công nghiệp 4.0".

Tham dự tọa đàm có đông đảo các nhà khoa học, quản lý ở nhiều cơ quan khoa học, bộ, ngành Trung ương. PGS.TS Nguyễn Văn Thạo, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Tiểu ban Kinh tế chủ trì tọa đàm.

 

 

Sau phát biểu khai mạc định hướng trao đổi của PGS.TS Nguyễn Văn Thạo, các đại biểu dự tọa đàm đã tập trung trao đổi sâu vào các vấn đề:

- Đánh giá tổng quát những kết quả, hạn chế về nhận thức lý luận, tổ chức thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta giai đoạn 2016-2020;

- Khái quát những nội dung cốt yếu về cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề cơ bản liên quan rút ra cho Việt Nam;

- Đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia cách mạng 4.0 của Việt Nam, những điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức;

- Đề xuất những chủ trương, giải pháp đột phá về thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến Dự thảo Báo cáo Chính trị và Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 trình Đại hội XIII của Đảng.

 

 

Tại tọa đàm, nhiều ý kiến phát biểu đã tập trung phân tích sâu vào thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta những năm đổi mới, đặc biệt là từ Đại hội XII tới nay; làm rõ thành tựu cùng những hạn chế về mặt nhận thức lý luận và các nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế này.

Các nhà khoa học cho rằng, trong Dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng và  Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần được trình bày lại trên cơ sở rút kinh nghiệm sâu sắc những nguyên nhân thành công, hạn chế thời gian qua, quyết liệt đổi mới thể chế và các chủ trương, chính sách liên quan phù hợp với những đòi hỏi của Cách mạng công nghiệp 4.0, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt mục tiêu đề ra./.

 

PV

 

 

Tin Liên quan

Góp ý về nội dung bài viết