Thứ Tư, ngày 01 tháng 05 năm 2024

Bài học về đẩy mạnh công nghiệp hóa gắn với đô thị hóa, bảo đảm dời sống của người lao động khu công nghiệp ở Bắc Giang

Ngày phát hành: 19/04/2022 Lượt xem 1821

 

 

Trong những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang có bước phát triến toàn diện trên các lĩnh vực; kinh tế tăng trưởng cao, thuộc nhóm các địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất của cả nước (bình quân giai đoạn 2011 - 2020 đạt 11,4%; năm 2020 tăng 13,02%). Quy mô nền kinh tế được mở rộng, giá trị tổng sản phẩm (GRDP) đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố.

Cơ cấu kinh tế chuyến dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng... Bắc Giang cũng là địa phương có tốc độ tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu nhanh, toàn diện, luôn ở trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu toàn quốc về thu hút vốn đầu tư FDI và có giá trị xuất khẩu lớn nhất.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được quan tâm, chăm lo, GRDP bình quân/người hiện nay đạt gần 3.000 USD. Năm 2021, trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19 lần thứ tư (thời điếm tháng 5, tháng 6-2021, Bắc Giang là tâm dịch của cả nước), Bắc Giang được sự giúp đỡ, chia sẻ kịp thời của Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp và nhân dân cả nước, qua đó tỉnh đã nhanh chóng kiếm soát được dịch bệnh, kinh tế của tỉnh tiếp tục có bước phát triến tích cực: Tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm 2021 ước đạt 7,82%, đứng thứ 10 cả nước. Quy mô nền kinh tế được mở rộng (đạt xấp xỉ 130.000 tỷ đồng). Các lĩnh vực kinh tế đều tăng trưởng mạnh: Công nghiệp phục hồi nhanh sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát (mặc dù có thời điểm 4 khu công nghiệp của tỉnh phải tạm dừng hoạt động), tăng trưởng cả năm vẫn đạt 11,2%. Nông nghiệp phát triển ổn định khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế; tốc độ tăng trưởng ước đạt 4,28%. Dịch vụ bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, giá cả thị trường nhìn chung ổn định. Các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ đối với người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh được quan tâm thực hiện tốt. Bắc Giang trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động vì thành tích phòng, chống dịch và là điển hình của cả nước trong thực hiện thành công “Mục tiêu kép”.


Có thể khẳng định, sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua phần lớn là do sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất công nghiệp - động lực chính, vai trò trụ cột của nền kinh tế. Giai đoạn 2011 - 2020, tăng trưởng công nghiệp của tỉnh bình quân đạt 19,3% (trong đó, giai đoạn 2016 -2020 đạt 23,2%/năm); cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 2010 - 2020 có bước chuyển dịch mạnh mẽ theo xu hướng tích cực. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng mạnh từ 37,7% năm 2010 lên 56,32% năm 2020, riêng tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 28,3% lên 49,7% cùng thời điểm trên. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 06 khu công nghiệp (diện tích 1.322ha với 385 doanh nghiệp), 30 cụm công nghiệp (diện tích 922ha với 230 doanh nghiệp) đang hoạt động; đến nay, cơ bản diện tích đất công nghiệp trong các khu công nghiệp được lấp đầy. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất, trở thành mắt xích quan trọng, tham gia sâu vào chuỗi sản xuất sản phấm cung ứng toàn cầu của các tập đoàn lớn.


Triển khai chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước và thực tiễn phát triển trong thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã sớm định hướng và thấy được vai trò phát triển công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch số 54-KH/TU, ngày 9-10-2018 về Chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; gần đây nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 147-NQ/TU về phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2030, trong đó luôn khẳng định: Nhất quán, kiên trì, kiên định quan điểm đấy mạnh phát triển công nghiệp, lấy công nghiệp là trụ cột, động lực chính thúc đấy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

 


Để phát triển hài hòa giữa công nghiệp gắn với đô thị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết số 138-NQ/TU, ngày 1-9-2016 về đấy mạnh phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Kết luận số 103-KL/TU, ngày 9-6-2021, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 138-NQ/TU, ngày 1-9-2016; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 473/KH-UBND triển khai thực hiện giai đoạn 2021 - 2025, mục tiêu đến năm 2025, nâng tỷ lệ dân số đô thị lên khoảng 32,4%; toàn tỉnh có 20 đô thị, trong đó: 01 đô thị loại II, 01 đô thị loại IV, 04 đô thị loại IV và 14 đô thị loại V. Đến nay, tỷ lệ dân số đô thị đạt gần 23%, hoàn thiện quy hoạch chung xây dựng đô thị các huyện, thành phố; phê duyệt chương trình phát triển đô thị, làm cơ sở thu hút đầu tư các dự án phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh.


Bắc Giang đã hoàn thành Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và là tỉnh đầu tiên trong cả nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, tỉnh Bắc Giang quy hoạch đến năm 2030 sẽ có 29 khu công nghiệp với diện tích khoảng 7.000 ha (trong đó, có 12 khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ); quy hoạch 63 cụm công nghiệp với diện tích khoảng 3.000 ha. Các khu công nghiệp được phân bố, quy hoạch chủ yếu nằm trong vùng động lực kinh tế của tỉnh, có điều kiện về không gian, thuận lợi cho việc kết nối các hạ tầng, nhất là các hạ tầng thiết yếu, như giao thông, điện, nước,... thuận lợi trong việc thu hút lao động, tạo động lực thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội. Các cụm công nghiệp được quy hoạch phân bố tại các địa phương có điều kiện khó khăn hơn, có diện tích đất công nghiệp nhỏ, giải quyết việc làm tại chỗ, thúc đấy chuyển dịch lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm phát triển hài hòa, cân đối giữa các khu vực, vùng, miền trong tỉnh. Trên cơ sở quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch, chương trình phát triển đô thị được duyệt, tỉnh Bắc Giang tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của các đô thị bảo đảm đủ tiêu chí để nâng loại đô thị, phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ.  


Sự phát triến của sản xuất công nghiệp đã đấy nhanh tốc độ đô thị hóa; góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng xã hội; thúc đấy các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp phát triến. Phát triến công nghiệp đã có tác động lan tỏa đến các hoạt động dịch vụ và ngược lại, các hoạt động dịch vụ đã đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp phát triến sản xuất.

 


Công nghiệp đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống người lao động. Một trong những đóng góp quan trọng của sản xuất công nghiệp là giải quyết việc làm cho lao động, đặc biệt là các lao động địa phương. Công nghiệp phát triến đã tạo ra hàng trăm nghìn việc làm mới cho người lao động (250 nghìn lao động trong các khu công nghiệp, 50 nghìn lao động tại các cụm công nghiệp); số lượng công nhân tăng nhanh, tập trung đông ở một số khu vực đã tạo áp lực lớn đối với các địa phương trong tỉnh, nhất là về vấn đề chỗ ở.

Trước thực trạng như vậy, tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm giải quyết; chú trọng phát triến các khu đô thị, khu dân cư tại các vị trí gần các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; quyết liệt đề ra các giải pháp, cơ chế, chính sách đế phát triến nhà ở xã hội dành cho công nhân; tập trung rà soát ưu tiên quỹ đất, bổ sung quy hoạch xây dựng nhà ở dành cho công nhân; bước đầu đã thu hút đầu tư và triến khai thực hiện một số dự án nhà ở xã hội cho công nhân (9 dự án nhà ở xã hội cho công nhân quanh các khu công nghiệp; đến nay có 3 dự án cơ bản hoàn thành; 6 dự án đang triến khai đầu tư xây dựng, với tổng diện tích khoảng 1,1 triệu m2 sàn; 14.000 căn hộ; dự kiến đến năm 2023 hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho công nhân khoảng 53.000 công nhân); qua đó giúp giải quyết một phần nhu cầu chỗ ở cho công nhân và tạo tiền đề đế đấy mạnh phát triến trong thời gian tới.

Hiện nay nhu cầu nhà ở cho công nhân rất lớn nhưng thực tế mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ (khoảng 7,5% nhu cầu); số lượng công nhân thuê, lưu trú tại các nhà trọ trên địa bàn hoặc sử dụng phương tiện cá nhân đi về hằng ngày còn cao (43,7 % thuê nhà trọ lưu trú; 40,8 % đi về hằng ngày bằng phương tiện cá nhân).
Thời gian tới, sau khi Quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới trên địa bàn tỉnh sẽ được đầu tư; số lượng công nhân và nhu cầu nhà ở cho công nhân sẽ tiếp tục tăng mạnh. Để sớm giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân hiện nay và bảo đảm cho sự phát triển ổn định, bền vững trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang xác định: Phát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân là nhiệm vụ cấp bách để giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng và nhân dân; Nghị quyết số 147-NQ/TU, ngày 15-7-2021, của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 đã xác định: “Phát triển công nghiệp hướng tới mô hình “Hệ sinh thái công nghiệp”, gắn kết khu công nghiệp với khu đô thị, khu dịch vụ, với kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết số 110-NQ/TU, ngày 9-6-2021 về phát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, xác định: Phát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân theo hướng hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; có chất lượng môi trường sống tốt, bảo đảm sáng - xanh - sạch - đẹp, hài hòa với thiên nhiên, bảo đảm an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường; từng bước cải thiện, nâng cao đời sống của công nhân lao động, bảo đảm nhu cầu an sinh xã hội, thiết chế văn hóa tại các khu nhà ở công nhân. Phấn đấu từ nay đến năm 2030, Bắc Giang nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng các khu nhà ở công nhân gắn với các thiết chế văn hóa, trường mầm non, chợ, cơ sở y tế, khu vui chơi phục vụ công nhân..., tạo lợi thế cạnh tranh của tỉnh trong thu hút đầu tư. Bắc Giang đặt ra mục tiêu đến năm 2025, giải quyết khoảng 80% nhu cầu về nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (khoảng 339.000 công nhân); đến năm 2030, giải quyết khoảng 90% nhu cầu về nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (khoảng 687.000 công nhân).


Từ thực tiễn phát triển công nghiệp, quá trình đô thị hóa, đấy mạnh phát triển nhà ở dành cho công nhân trên địa bàn tỉnh, một số bài học mà tỉnh Bắc Giang rút ra, để tập trung chỉ đạo trong thời gian tới xin được chia sẻ, đó là:


Thứ nhất, tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị, dịch vụ thương mại, kinh tế đô thị, làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển đô thị. Đồng thời làm tốt công tác dự báo quy hoạch, công tác dự báo thị trường bất động sản công nghiệp, đô thị.
Xây dựng chương trình phát triển công nghiệp hài hòa gắn với mục tiêu, lợi thế của địa phương; giải quyết lao động, chuyển đổi cơ cấu lao động, tăng thu nhập cho người lao động. Phát triển đô thị phải gắn với phát triển văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội; phát triển đô thị theo hướng bền vững, thực hiện dân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.


Thứ hai, tập trung nâng cao chất lượng, tầm nhìn chiến lược trong công tác lập, thấm định các đồ án quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển đô thị, gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch đô thị với quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp phải đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, dịch vụ để phát triển các mô hình “Hệ sinh thái công nghiệp”. Tập trung phát triển hạ tầng công nghiệp, phát triển đồng bộ giao thông, đô thị, điện, nước và các dịch vụ hậu cần, dịch vụ tiện ích phục vụ phát triển công nghiệp, như Logistics, nhà ở công nhân, ngân hàng, hải quan, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe,... để tạo ra hạ tầng đồng bộ, môi trường làm việc và môi trường sống văn minh, an toàn, đáp ứng đa dạng nhu cầu của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, người lao động cả trong nước và nước ngoài. Ưu tiên bố trí khu đất quy hoạch khu nhà ở cho công nhân tại những vị trí thuận lợi, gần khu công nghiệp để thuận tiện cho việc đi lại của công nhân; quy mô quy hoạch phải đủ lớn để hấp dẫn các nhà đầu tư và bảo đảm đáp ứng cho sự phát triển lâu dài và bền vững; đồng thời, phải bảo đảm nguyên tắc quy hoạch nhà ở xã hội dành cho công nhân theo dạng phân khúc căn hộ bảo đảm phù hợp với khả năng chi trả của công nhân, bảo đảm đồng bộ các công trình xã hội, công trình công cộng, như nhà trẻ, trường học, dịch vụ thương mại, y tế, thiết chế văn hóa.


Thứ ba, đổi mới công tác thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân; thay đổi tư duy thụ động, hành chính trong quản lý nhà nước sang chủ động, phục vụ, đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong phát triển công nghiệp, đô thị dịch vụ.
Các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm sâu sát, chỉ đạo quyết liệt trong việc đề ra các chủ trương, giải pháp thực hiện và ban hành các cơ chế, chính sách để đấy mạnh phát triển đô thị; vận dụng sáng tạo, linh hoạt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương, trên cơ sở đó, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương để thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội. Công khai, minh bạch quy hoạch tỉnh, quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch dự án nhà ở xã hội rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút đầu tư. Chính quyền các địa phương chủ động hỗ trợ, thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch bàn giao đất cho chủ đầu tư để triển khai thực hiện dự án. Tỉnh quan tâm bố trí, đầu tư hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, cấp điện, cấp thoát nước) đến ranh giới dự án. Khuyến khích các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp sử dụng nhiều lao động thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân; đấy mạnh xã hội hóa việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thương mại, dịch vụ, thể dục thể thao, bãi đỗ xe... tại các khu nhà ở cho công nhân.


Trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong cả nước; qua đó, giúp Bắc Giang phát triển ổn định, bền vững và thực hiện thành công mục tiêu nằm trong 15 tỉnh, thành phố phát triển có quy mô kinh tế dẫn đầu cả nước vào năm 2025 theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra; đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh trọng điểm về công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng./.

 

Phan Thế Tuấn
Phó Chủ tịch Úy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang


Tin Liên quan

Góp ý về nội dung bài viết