Nghị quyết số 28/NQ-TW khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới có ý nghĩa rất quan trọng, vạch ra đường lối, tư duy mới, là bước đột phá về sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 28/NQ-TW và nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1. Kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương tám khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
1.1. Những thành tựu nổi bật
Một là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết chuyển biến rõ rệt. Công tác tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị quyết được triển khai nghiêm túc. Các ban đảng, ban cán sự đảng, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương đã xây dựng chương trình hành động cụ thể hóa Nghị quyết theo chức năng, nhiệm vụ của ban, bộ, ngành, địa phương. Nhiều chủ trương, quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc được thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật. Sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc được giữ vững và tăng cường. Các cấp ủy đảng, chính quyền và các ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương đã thường xuyên theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Hai là, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ, quyết liệt đạt hiệu quả rõ rệt. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Ba là, quán triệt và thực hiện hiệu quả phát triển kinh tế - xã hôi, văn hóa, đối ngoại với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Đảng, Nhà nước đã có chủ trương quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế, văn hóa, xã. hội, đối ngoại gắn với quốc phòng, an ninh, trong đó xác định phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần, quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Trước tác động của tình hình kinh tế thế giới, nhất là sau tác động của đại dịch Covid-19, chất lượng tăng trưởng được cải thiện; kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước được tăng cường. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện ba đột phá chiến lược đạt được những kết quả quan trọng. Khả năng tích lũy tiềm lực cua nền kinh tế cho quốc phòng, an ninh được tăng cường. Hiệu quả kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh được nâng lên, tạo được điều kiện nhất định để nâng cao sức mạnh quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
Bốn là, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin, tuyên truyền đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Nhận thức về vai trò của giá trị bản sắc văn hóa đối với phát triển của đất nước và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày càng toàn diện. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát triển. Văn hóa trong chính trị và trong kinh tế bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả, tích cực. Xây dựng con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Hoạt động giao lưu hợp tác và hội nhập quốc tế về văn hóa có nhiều khởi sắc góp phần tích cực vào nhiệm vụ thực hiện mục tiêu chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Phát triển và quản lý chặt chẽ các phương tiện thông tin, truyền thông hiện đại. Chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong hoạt động báo chí, thông tin, truyền thông.
Chủ động, tích cực triển khai nhiều hoạt động, nhạy bén, đi đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng.
Năm là, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, dân chủ xã hội xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy.
Chú trọng xây dựng sức mạnh tổng hợp, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện ngày càng tốt hơn quyền làm chù của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước; tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Củng cố và cường tăng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa được nâng lên. Ý thức của nhân dân và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Sáu là, nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường; chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân được nâng lên trên một số mặt. Củng cố, tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và lực lượng vũ trang. Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lực lượng dư bị động viên hùng hậu, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp.
Bảy là, đẩy mạnh triển khai đồng bộ, toàn diện đường lối đối ngoại độc lập, tư chủ, chủ động, tích cực hội nhập, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, không ngừng mở rộng và đi vào chiều sâu; kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thô và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước, đồng thời đóng góp tích cực, có trách nhiệm cho hoà bình, hợp tác, phát triển của thế giới và khu vực.
1.2. Những hạn chế, yếu kém
Một là, lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết ở một số bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị còn chậm, chưa thường xuyên, chưa hiệu quả. Việc thể chế hóa Nghị quyết thành các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, kế hoạch công tác ở các cấp, các ngành, các địa phương còn nhiều bất cập.
Hai là, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng còn một số hạn chế. Việc cụ thể hóa, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa kịp thời, chưa sát thực tế; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số chủ trương, nghị quyết có nơi, có lúc chưa quyết liệt, còn yếu kém, chậm trễ.
Ba là, kinh tế phát triển nhưng chưa thật bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Nhận thức về kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh có lúc, có nơi còn chưa đầy đủ, sâu sắc; có biểu hiện nặng về lợi ích kinh tế đơn thuần, xem nhẹ về quốc phòng, an ninh.
Bốn là, văn hóa chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế và chính trị, chưa trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có xu hướng nặng về chức năng giải trí.
Năm là, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc và dân tộc xã hội chủ nghĩa có lúc, có nơi chưa được quan tâm. Các nguồn lực, tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chưa được phát huy tốt.
Sáu là, nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được tăng cường nhưng chưa toàn diện. Tiềm lực quốc phòng, an ninh còn thấp so với yêu cầu bảo vệ Tổ quốc; một số vấn đề an ninh phi truyền thống chưa chủ động phòng ngừa, đối phó hiệu quả thấp, nên còn tiềm ẩn các nguy cơ gây mất ổn định; cơ chế thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chậm được tổng kết và phát triển.
Bảy là, hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế có mặt, có lúc chưa theo kịp diễn biến của tình hình, chưa lường hết những tác động bất lợi. Chưa khai thác tốt và phát huy hiệu quả các quan hệ lợi ích đan xen với các đối tác quan trọng. Quan hệ đối ngoại được mở rộng, nhưng có nơi còn chưa sâu, chưa thật vững chắc. Sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong công tác đối ngoại chưa chặt chẽ, thường xuyên.
1.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế, yếu kém
Nguyên nhân của những thành tựu
- Đảng có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời đáp ứng đúng đòi hỏi của tình hình đất nước. Sự thống nhất nhận thức và ý thức bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân được nâng lên.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được tăng cường; nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được gắn kết với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành, các địa phương. Sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị được phát huy vào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Đảng, Nhà nước chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân về mọi mặt, coi trọng xây dựng bản lĩnh chính trị, ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, lòng trung thành đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhà nước và nhân dân; tăng cường vũ khí, trang bị kỹ thuật từng bước hiện đại, nâng cao sức mạnh chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng trong mọi tình huống.
- Truyền thống yêu nước tiếp tục được phát huy, ý thức quốc phòng và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân được giữ vững và tăng cường.
Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém
- Sự biến động nhanh chóng, phức tạp của tình hình thế giới và khu vực; sự chống phá của các thế lực thù địch; thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại không nhỏ.
- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng chưa nhạy bén, thiếu tính thuyết phục, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc chưa đầy đủ, còn biểu hiện chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhất là với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
- Một số cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong tình hình mới. Một số nơi, người đứng đầu chưa phát huy hết trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, chưa gương mẫu, còn thụ động, né tránh, trông chờ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên. Việc thực hiện các nguyên tắc tập trung dân chủ ở một số nơi chưa nghiêm, thậm chí còn vi phạm, mất đoàn kết nội bộ, có nơi còn biểu hiện cục bộ, lợi ích nhóm; kiểm soát quyền lực còn lúng túng, hiệu quả thấp.
- Năng lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực còn bộc lộ yếu kém, có lúc lỏng lẻo, bi động, nhất là quản lý thông tin, báo chí, xuất bản....; chưa kịp thời định hướng dư luận có lợi cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước có mặt chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn cùa cuộc sống, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chưa tạo được sự đồng tình cao trong một bộ phận nhân dân, để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá ta.
2. Dự báo tình hình và những vấn đề đặt ra đối với bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
2.1. Dự báo tình hình
Trong thời gian tới, tình hình thế giới vẫn diễn ra cơ bản theo như những nhận định của Đại hội XIII, song cũng có những nét mới.
Toàn cầu hóa và kỷ nguyên số (Digital Age) tiếp tục tạo ra những biến đổi sâu sắc trong mọi mặt của đời sống nhân loại. Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng đang bị thách thức nghiêm trọng bởi cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ, chiến tranh ủy nhiệm và những vấn đề toàn cầu, an ninh phi truyền thống...
Một cục diện thế giới mới đang dần hình thành theo chiều hướng “hai cực, đa trung tâm, đa tầng nấc”. Đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga - Ucraina là hai minh chứng về một thế giới đương đại đầy bất định và bất ổn, tác động sâu rộng và toàn diện tới môi trường hòa bình và phát triển quốc tế, đòi hỏi từng quốc gia, dân tộc phải tư duy lại chiến lược phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới.
Đất nước ta, suốt chặng đường gần 40 năm đổi mới, vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức, đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và phát triển đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thành tựu xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong 10 năm qua càng khẳng định “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Tuy nhiên, sự biến đổi phức tạp, nhanh chóng, khó lường của tình hình thế giới và khu vực, môi trường bên ngoài cũng như những thách thức nội tại, yêu cầu mới to lớn, nặng nề hơn của sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới đòi hỏi Đảng ta phải có tư duy mới, tầm nhìn mới để có những quyết sách mạnh mẽ phát triển đất nước nhanh, bao trùm và bền vững.
3. Đề xuất giải pháp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Một là, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tăng cường đoàn kết nội bộ, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Tăng cường công tác xây dựng Đảng về chính trị; coi trọng xây dựng Đảng về tư tưởng; tập trung xây dựng Đảng về đạo đức; chú trọng xây dựng Đảng về văn hóa; đẩy mạnh xây dựng Đảng về tổ chức; tăng cường xây dựng Đảng về cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu; tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo cảu Đảng trong điều kiện mới.
Đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng.
Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ - nội dung then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Phát huy tính tích cực chính trị - xã hội, quyền và trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức.
Hai là, đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; thực hiện dân chủ, công bằng, công khai thực sự; có chính sách hợp lòng dân, giải quyết tốt vấn đề đất đai, giảm dần sự phân hóa giàu nghèo.
Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước về thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ hương, nghị quyết của Đảng. Giữ vững kỷ luật, kỷ cương, khắc phục sự yếu kém, chậm trễ trong công tác lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách luật pháp, thực thi công vụ.
Ba là, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội.
Giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích trong xã hội; bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của nhân dân; không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm các những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo, khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thực hiện tốt, có hiệu quả phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ.
Đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bảo đảm công khai, minh bạch thông tin, quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của mọi tầng lớp nhân dân. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, nhất là dân chủ ở cơ sở. Chống các biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức.
Đẩy mạnh việc hoàn thiện, xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, hiện đại, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, có sức cạnh tranh quốc tế, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới.
Bốn là, khơi dậy tinh thần và ý chí, quyết tâm phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tập trung khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội và khát vọng phát triển đất nước của toàn dân tộc. Xây dựng các cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước của mọi người dân Việt Nam.
Phát huy tối đa nhân tố con người. Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù họp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống vói giá trị thời đại.
Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; phát huy cao độ những giá tri văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước.
Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sông văn hóa phong phú, đa dạng, văn minh, lành mạnh; phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế
Phát triển các phong trào văn hóa sâu rộng, thực chất; cải thiện điều kiện, nâng cao mức hưởng thụ vãn hóa của nhân dân, bảo đảm sự công bằng; xây dưng văn hóa ứng xử lành mạnh trong xã hội, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục của gia đình và xã hội.
Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hóa, về đạo đức; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Năm là, đổi mới mạnh mẽ và có hiệu quả mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, hiện đại, hội nhập.
Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ mới, giá trị gia tăng cao.
Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để sớm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô và năng lực phục vụ, hỗ trợ phát triển của Nhà nước. Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội; giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Khắc phục những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của đất nước, nhất là về thể chế, chính sách.
Thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, kết hợp chặt chẽ với bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tài nguyên, môi trường biển.
Sáu là, củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng, an ninh, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm, hành động của cả hệ thống chính trị và toàn dân đối với hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị các cấp, nhất là cấp cơ sở ở các địa bàn chiến lược, trọng điểm; vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vững mạnh, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố “thế trận lòng dân” vững chắc, làm nền tảng xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững mạnh.
Tiếp tục nghiên cứu, phát triển lý luận về quốc phòng, quân sư, an ninh, nghệ thuật quân sự, nghệ thuật an ninh quốc gia, an ninh xã hội trong tình hình mới.
Bảy là, triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục giữ vững định hướng chính trị; gắn kết chặt chẽ quốc phòng, an ninh và đối ngoại; kết hợp sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế; chủ động tham mưu các phương án đấu tranh ngoại giao hiệu quả, giảm căng thẳng, tránh xung đột, đối đầu, tránh bị cô lập, phụ thuộc.
Giữ vững đường lối độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển. Tăng cường đan xen lợi ích chiến lược, đưa quan hệ với các nước lớn, các nước láng giềng, khu vực và các nước đối tác quan trọng đi vào chiều sâu, hiệu quả, bên vững.
Đẩy mạnh hợp tác song phương, nâng tầm đối ngoại đa phương; ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng, các nước trong khu vực ASEAN; cân bằng quan hệ với các nước lớn; mở rộng quan hệ hợp tác với các nước có tiềm năng, gia tăng mức độ đan xen lợi ích chiến lược với các nước. Tích cực tham gia các cơ chế hợp tác quốc phòng đa phương trong khuôn khổ ASEAN và do ASEAN giữ vai trò chủ đạo.
Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế của đất nước. Kiên định về mục tiêu, nguyên tắc, chủ động, sáng tạo về sách lược, ứng phó hiệu quả với các thách thức, không để đất nước rơi để bị động, bất ngờ, bất lợi trong mọi tình huống. Kiên quyết, kiên trì giải quyết các mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Phát huy vai trò thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; tăng cường hợp tác ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế vì lơi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại; dựa trên ba trụ cột đối ngoại đảng với ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.
Tiếp tục mở rộng và nâng cao hợp tác về quốc phòng, an ninh, tích cực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc ở các mức độ khác nhau, góp phần phát hiện, ngăn chặn đẩy lùi các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa.
Mở rộng và nâng cao hiệu quả ngoại giao văn hóa, đóng góp thiết thực vào quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia và tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước./.
PGS.TS. Phan Trọng Hào
Hội đồng Lý luận Trung ương