Thứ Năm, ngày 26 tháng 12 năm 2024

Chống biến đổi khí hậu cần đồng hành cùng bảo tồn thiên nhiên

Ngày phát hành: 14/12/2019 Lượt xem 873

Năm 2020 là một năm rất quan trọng khi các quốc gia sẽ công bố những cam kết của mình với cuộc chiến hạn chế tình trạng ấm lên trên toàn cầu trước COP 26 diễn ra tại thành phố Glasgow, Scotland.

 

Quang cảnh rừng Omo ở Lagos, Nigeria, ngày 12/6/2019.

 

Bảo tồn thiên nhiên hoang dã và các đại dương lâu nay luôn được coi là vấn đề tách biệt với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, giới khoa học khẳng định công tác bảo tồn đóng vai trò ngày càng quan trọng và cần phối hợp với các biện pháp hạn chế biến đổi khí hậu.

Năm 2020 là một năm rất quan trọng khi các quốc gia trên thế giới sẽ công bố những cam kết của mình với cuộc chiến hạn chế tình trạng ấm lên trên toàn cầu trước COP 26 diễn ra tại thành phố Glasgow, Scotland.

Cùng lúc, các quốc gia cũng lập các kế hoạch bảo vệ hệ sinh thái trong thập kỷ tới để chuẩn bị cho hội nghị tại Trung Quốc.

Trong khi đó, hội nghị COP 25 tại Madrid (Tây Ban Nha) trong hai tuần qua tập trung chủ yếu vào vấn đề biến đổi khí hậu và tính cấp bách của việc cắt giảm khí thải, các nhà tổ chức đã nỗ lực đưa các vấn đề môi trường tự nhiên vào các chuyên đề thảo luận.

Alexandra Deprez, đại diện Viện Nghiên cứu phát triển bền vững và quan hệ quốc tế (IDDRI), cho biết đây là lần đầu tiên một hội nghị COP xuất hiện nhiều sự kiện liên quan tới đa dạng sinh học như vậy.

Mối liên hệ giữa tình trạng ấm lên toàn cầu và đa dạng sinh học trên thực tế nên được coi là mối quan hệ hiển nhiên.

Biến đổi khí hậu dẫn tới những thay đổi môi sinh và biến động đột ngột trong thế giới động vật, cũng như con người.

Những tác động của biến đổi khí hậu làm nghiêm trọng thêm cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học. Mặt khác, thiên nhiên cũng đóng góp một vài biện pháp giúp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Một trong những ví dụ điển hình là việc trồng thêm cây sẽ giúp hấp thụ khoảng vài tỷ tấn khí thải CO2 đang được thải ra ngoài không khí.

Tuy nhiên, biện pháp này không thể thay thế cho việc nhiệm vụ bức thiết hiện nay là con người phải cắt giảm các hoạt động phát thải khí CO2.

Giám đốc chương trình khí hậu của IDDRI Lola Vallejo cho biết vấn đề đa dạng sinh học hiện rất được quan tâm và nhận được sự ủng hộ quan trọng của các quốc gia như Pháp, Trung Quốc, Costa Rica và New Zealand.

Tại COP 25 ở Madrid, ngày càng nhiều ý tưởng dựa vào tự nhiên để ứng phó với biến đổi khí hậu, những biện pháp tự nhiên dường như hiệu quả hơn so với các giải pháp công nghệ kỹ thuật được đề xuất cho tới nay.

 

Theo BVR&MT 

Tin Liên quan

Góp ý về nội dung bài viết