Thứ Sáu, ngày 01 tháng 11 năm 2024

Hội thảo Việt-Nga về quá khứ và hiện tại của Việt Nam

Ngày phát hành: 29/10/2020 Lượt xem 929

Quang cảnh hội thảo từ đầu cầu Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN (thuộc Viện Viễn Đông,

Viện Hàn lâm khoa học Nga). (Ảnh: Duy Trinh/TTXVN)


Năm 2020 có nhiều ngày kỷ niệm đối với Nga và Việt Nam cũng như đối với mối quan hệ giữa hai nước, và hạ tuần tháng 10 là thời điểm phong phú với các hội thảo khoa học nhân các ngày kỷ niệm đó. Mới tuần trước, các nhà khoa học, các nhà hoạt động hoạt động và các nhà giáo dục hai nước đã thảo luận về các vấn đề hợp tác Nga - Việt trong lĩnh vực khoa học và giáo dục, các thành tựu và vấn đề tồn tại của ngoại giao nhân dân và chặng đường phát triển của Việt Nam từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa cho đến ngày nay.
Từ ngày 21-22/10 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm khoa học Nga) phối hợp với Viện Nghiên cứu châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, đã đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế trực tuyến: “75 năm nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa: Hồi tưởng lịch sử”.


Đại dịch coronavirus không cản trở ngại sự giao tiếp của các nhà khoa học
Từ nhiều năm nay, Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã tổ chức bàn tròn và hội thảo khoa học về chủ đề Việt Nam, với sự tham gia của các nhà khoa học Nga, Việt Nam và nước ngoài. Các tham luận về những vấn đề quan trọng nhất của lịch sử và hiện đại của đất nước tại hội thảo sẽ được công bố trong kỷ yếu, tương tự như cuốn sách “Quan hệ Nga-Việt ngày nay: Các lĩnh vực lợi ích trùng hợp” mới xuất bản gần đây, mà một số chuyên gia gọi là “Bản hướng dẫn đầy đủ về mọi vấn đề trong quan hệ giữa hai nước”.
Tại hội thảo, Giáo sư Alexey Maslov, Viện trưởng Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm khoa học Nga) và Phó Giáo sư Nguyễn Chiến Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Âu (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những cuộc gặp gỡ và trao đổi quan điểm, nơi mà chân lý khoa học nảy sinh; khẳng định, sự giao tiếp giữa các nhà khoa học hai nước không thể bị cản trở bởi bất cứ loại virus nào, hoặc bất cứ biện pháp cách ly nào.
Khoảng 30 báo cáo đã được các nhà khoa học đến từ các trung tâm hàng đầu của Việt Nam, Nga và các cơ sở khoa học và giáo dục của Việt Nam trình bày tại hội thảo, tập trung vào 3 chủ đề lớn: lịch sử Cách mạng Tháng Tám; tình hình quốc tế và kinh tế xã hội Việt Nam; các vấn đề văn hoá nghệ thuật Việt Nam hiện nay.


Cơ sở thành công của Cách mạng tháng Tám
Trong số những điều kiện tiên quyết bảo đảm cho Cách mạng tháng Tám thắng lợi, trưởng lão của ngành Việt Nam học, ông Yevgeny Kobelev đã nêu chiến lược mặt trận dân tộc rộng lớn, nguyên tắc tự do tôn giáo và thái độ nhân đạo đối với nhà vua.
Nhà nghiên cứu Việt Nam lão thành khác, ông Grigory Lokshin đã ghi nhận tình hình quốc tế thuận lợi cho những người yêu nước Việt Nam trong giai đoạn tháng 8/1945 và trích dẫn một số sự kiện lịch sử chưa được công bố trước đây về quan hệ Việt - Mỹ thời kỳ đó; Giáo sư Đại học Tổng hợp St.Petersburg Vladimir Kolotov nói về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển chiến lược Cách mạng tháng Tám và vai trò luận thuyết “Nghệ thuật chiến tranh” của nhà tư tưởng Trung Quốc Tôn Tử; Nhà nghiên cứu Việt Nam Trần Thị Minh Tuyết báo cáo về tính chất nhân văn của Cách mạng Tháng Tám.
Việt Nam là một phần của cộng đồng toàn cầu
Phần lớn các tham luận đều liên quan đến tình hình quốc tế và sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam hiện nay. Các học giả Nga và Việt Nam đã thảo luận về những thành tựu của chính sách Việt Nam hội nhập cộng đồng quốc tế, quan hệ của Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc, Nga và Pháp, ASEAN nói chung và Thái Lan nói riêng. Người đứng đầu CIVAS, ông Vladimir Mazyrin lý giải trong tham luận của mình về những thành tựu kinh tế của Việt Nam sau năm 1986 là do sự thay đổi thể thức từ xã hội chủ nghĩa sang tư bản chủ nghĩa. Báo cáo của các đại biểu khác nói về các vấn đề thâm canh sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và an toàn sinh thái biển, vấn đề Việt Nam tham gia Chương trình phát triển Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, sự phát triển giáo dục Việt Nam và chuyển định hướng của nó sang phương Tây.
Cần lưu ý rằng, trong bối cảnh hiện đại hoá, vai trò của truyền thống dân tộc và ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống nội tại của xã hội Việt Nam ngày càng rõ rệt, thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch coronavirus đã chứng tỏ hiệu quả của hệ thống chính trị Việt Nam.


Những vấn đề của văn hoá Việt Nam
Các báo cáo về hiện trạng và các vấn đề của văn hoá Việt Nam rất thú vị. Giáo sư Từ Thị Loan ở Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam nêu thực trạng của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam, trong điều kiện toàn cầu hoá và sự thống trị của nền kinh tế thị trường, bản sắc dân tộc bị phai nhạt, nghệ thuật bị thương mại hoá và mất đi bản chất sáng tạo. Các đại biểu tham dự hội nghị cũng trình bày nghiên cứu của họ về hiện thực truyền thống trong hình ảnh và văn bản của một trong các dân tộc thiểu số Việt Nam, công tác bảo tồn nghệ thuật hát múa dân gian, cũng như sự phản ánh thời kỳ bao cấp của lịch sử đất nước trong ngôn ngữ tiếng Việt.


Trên cơ sở các báo cáo được trình bày tại hội nghị, cũng như các tham luận vắng mặt, sẽ xuất bản kỷ yếu mới của CIVAS, dự kiến phát hành vào đầu năm 2021. Cũng như các ấn phẩm khác của trung tâm, đây sẽ là sự trợ giúp đắc lực cho các nhà khoa học và các nhà thực hành trong việc giao tiếp với một đối tác chiến lược đáng tin cậy một người bạn của Nga như Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.

 

Theo TTXVN

Tin Liên quan

Góp ý về nội dung bài viết