Thứ Sáu, ngày 26 tháng 04 năm 2024

Không gian mạng: Cuộc chiến toàn cầu mới của thời đại công nghệ số

Ngày phát hành: 29/06/2020 Lượt xem 1225


Làm việc, học hành, khám chữa bệnh từ xa, mua bán trên mạng… Hơn bao giờ hết, cuộc tranh luận và sự kiểm soát của Internet lại nổi lên và cần thiết như bây giờ. Hồ sơ chính của Courrier International tuần qua là những vấn đề nảy sinh trong thời đại tin học, công nghệ số với tựa lớn trang bìa: “Công nghệ số đầy quyền lực”.

Tuần báo Pháp, đăng lại bài viết dài của nữ nhà báo Canada Naomi Klein có tiêu đề: “Không để những người khổng lồ Internet kiểm soát cuộc sống của chúng ta”. Nội dung của bài viết tập trung tố cáo sự thao túng ngày càng lớn vào đời sống của chúng ta của nhóm nhưng người khổng lồ tin học GAFAM (Google, Apple, Facebook, Amazon, Microsoft).

Theo tác giả, công nghệ số sẽ còn chiếm một vị trí ngày càng lớn trong cuộc sống của chúng ta, nhất là sau khi xảy ra dại dịch COVID-19. Làm việc, học hành, khám chữa bệnh từ xa, mua bán trên mạng… Hơn bao giờ hết, cuộc tranh luận và sự kiểm soát của Internet lại nổi lên và cần thiết như bây giờ.

Tác giả Naomi Klein nhằm chủ yếu vào Eric Schmidt, cựu Chủ tịch và Tổng giám đốc của Google, hiện đang lãnh đạo Hội đồng Cải tiến Quốc phòng Mỹ và Ủy ban An ninh Quốc gia về trí thông minh nhân tạo. Với chức vụ này, ông là người có ảnh hưởng lớn trong các quyết sách của Bộ Quốc phòng cũng như Quốc hội Mỹ.

Tác giả cho rằng nếu ông Eric Schmidt thúc đẩy chi phí ngân sách Nhà nước vào lĩnh vực trí thông minh nhân tạo, các hạ tầng cơ sở cần thiết cho việc triển khai các công nghệ mới như mạng truyền dẫn số liệu 5G, đó là vì những đầu tư ồ ạt đó mang lại mối lợi trực tiếp cho những tập đoàn khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ số. Nhà báo Naomi Klein khẳng định: “Trong quan điểm của Eric Schmidt có sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước và một nhóm những người khổng lồ của thung lũng Silicon”.

Tất nhiên, tác giả không nhằm lên án những công nghệ mới mà để gợi ra suy ngẫm về những vấn đề nảy sinh, những cái được cái mất trong kỷ nguyên tin học và công nghệ mới. Courrier International nhận thấy, “đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh những biến đổi đã bắt đầu từ vài năm qua. Nhiều công ty đang suy tính duy trì lâu dài hình thức làm việc từ xa. Năm học tới, các trường đại học lớn ở Anh sẽ phát triển các môn học trực tuyến và thậm chí sẽ có cả khóa học từ xa. Nhưng trong đợt phong tỏa vừa rồi đã lộ rõ những bất bình đẳng, khi mà nhiều người dân không có máy tính, hay Internet…”.

Theo Courrier International, đại dịch COVID-19 cùng với nhiều tháng phong tỏa đã chỉ ra rằng chúng ta rất cần các công cụ đó. Nhưng chúng không thể thay thế hết… Điều mà xã hội chúng ta phải quyết định là liệu có muốn đầu tư vào con người (có thêm thầy giáo, thầy thuốc) hay ưu tiên công nghệ hơn.

Trở lại với bài viết của Naomi Klein, tác giả tỏ lo ngại: “Công nghệ chắn hẳn sẽ đóng vai trò hàng đầu trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong thời gian tới. Vấn đề là xem liệu công nghệ đó có chịu sự kiểm soát của chính quyền và của các công dân”. Trong một tương lai gần, Internet sẽ chắn chắn chiếm một vị trí ngày càng lớn trong đời sống chúng ta. Thay vì để mặc cho nhóm GAFAM độc quyền kiểm soát, “nên chăng phải coi Internet là một dịch vụ công có mục tiêu phi lợi nhuận?”, tác giả Naomi Klein đặt  câu hỏi. Đó cũng có thể là tiền đề cho một cuộc tranh luận lớn.

Trong khi đó, theo tờ L’Expresse, tin tặc giờ đã là một vấn nạn ngày càng trầm trong thế giới ngày càng lệ thuộc vào kỹ thuật số và không gian mạng.  Bất kể ai cũng có thể là mục tiêu cho một  cuộc tấn công tin học hủy diệt . Các mục tiêu cũng ngày càng nhiều. Đó có thể là các doanh nghiệp tư nhân, Nhà nước, các hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia, các cá nhân. Trong cuộc chiến đó, mỗi người phản ứng lại theo cách riêng của mình.

Nếu tấn công tin tặc đã có từ thập niên 1990, thì gần đây các cuộc tấn công tập trung vào các cơ sở hạ tầng trọng yếu. Thông thường, người ta sử dụng khả năng tấn công mạng trong hoạt động gián điệp ngoại giao hay thu thập các tin tức tình báo quân sự kinh tế.  

Tờ báo dẫn ra một vài ví dụ, năm ngoái nhật báo New York Times cho biết Mỹ đã phát hiện các phần mềm chứa mã độc cài vào hệ thống tin học của các nhà máy điện và hệ thống dẫn khí đốt của nước này.

Còn tại Liên minh châu Âu, từ vài tháng nay, Hội đồng châu Âu cho phép các quốc gia thành viên cấm nhập cảnh đối với cá nhân bị quy kết là chịu trách nhiệm của các vụ tấn công mạng, đồng thời có thể phong tỏa tài sản của những cá nhân đó./.

 

TTXVN

Tin Liên quan

Góp ý về nội dung bài viết