Được sự đồng ý của Ban Bí thư về việc Hội đồng Lý luận Trung ương triển khai nghiên cứu chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2021-2025” (Mã số KX.04/21-25); Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 1810/QĐ-TTg ngày 28-10-2021; Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2021-2025” tại Quyết định số 2722/QĐ-BKHCN ngày 01 tháng 11 năm 2021;
Hội đồng Lý luận Trung ương xin công bố:
Danh mục các đề tài tuyển chọn thuộc Chương trình khoa học công nghệ cấp Quốc gia giai đoạn 2021-2025 “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2021-2025”, (Mã số KX.04/21-25) như sau:
(1) Giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế thị trường định hướng XHCN - Nhà nước pháp quyền XHCN - nền dân chủ XHCN trong hoàn thiện mô hình CNXH Việt Nam.
(2) Xây dựng và hoàn thiện nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu lực, hiệu quả: Cơ sở lý luận, thực tiễn và định hướng chính sách.
(3) Những lý thuyết chính trị hiện đại trên thế giới và phương pháp tiếp cận của Việt Nam.
(4) Kiểm soát và giám sát quyền lực trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền: cơ chế và giải pháp đột phá để thực hiện kiểm soát, giám sát quyền lực có hiệu quả.
(5) Về mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ trong giai đoạn mới.
(6) Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế - nội dung trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
(7) Mối quan hệ giữa Nhà nước - thị trường - xã hội trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
(8) Kinh tế tư nhân của người Việt Nam trong định hướng và tầm nhìn phát triển mới.
(9) Kinh tế nhà nước Việt Nam: định hướng, giải pháp chính sách phát triển trong giai đoạn mới.
(10) Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tư duy tiếp cận và định hướng phát triển mới.
(11) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên nền tảng KHCN mới và đổi mới sáng tạo.
(12) Phát triển bền vững nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nông dân gắn với chuyển đổi số quốc gia, đô thị hóa và thích ứng với biến đổi khí hậu.
(13) Phát triển kinh tế - xã hội vùng của nước ta: Cơ sở lý luận, thực tiễn và định hướng chính sách mới.
(14) Phát triển kinh tế số: định hướng và giải pháp chính sách.
(15) Xây dựng, phát triển con người Việt Nam - chủ thể của quá trình phát triển đất nước nhanh, bền vững trong giai đoạn mới.
(16) Mô hình quản lý phát triển xã hội Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
(17) Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay: đặc điểm, vấn đề và định hướng chính sách.
(18) An sinh xã hội và các vấn đề xã hội hậu đại dịch Covid-19: thực tiễn mới trên thế giới và đề xuất chính sách cho Việt Nam.
(19) Quan hệ giữa dân tộc/tộc người với tôn giáo ở Việt Nam: đặc điểm, xu hướng mới và định hướng chính sách.
(20) Đào tạo, sử dụng và thu hút nhân tài - đột phá chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững đất nước.
(21) Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở Việt Nam trong bối cảnh mới.
(22) Xây dựng thế trận lòng dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, ngăn ngừa chiến tranh.
(23) Vấn đề an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia.
(24) Các định chế quốc tế mới và những gợi mở đối sách cho Việt Nam.
(25) Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc: Tác động và đối sách của Việt Nam.
(26) Những điều chỉnh chiến lược của các nước lớn trong bối cảnh mới, sự tác động và định hướng chính sách của Việt Nam.
P.V