Thứ Năm, ngày 09 tháng 05 năm 2024

Đạo đức trong quản trị, sử dụng trí tuệ nhân tạo AI trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Ngày phát hành: 23/02/2023 Lượt xem 1020

                                                       

      

Tóm tắt: Thế giới đang bước vào thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), nhân loại hy vọng sẽ đạt được những thành tựu khoa học công nghệ mới, đem đến cho con người cuộc sống chất lượng  với những chỉ số về sự hài lòng cao. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng đặt ra những thách thức từ những nguy cơ tác động của 4 siêu cường công nghệ định hình tương lai phát triển thế giới: (1) Trí tuệ nhân tạo AI ; (2) Công nghệ di động;  (3) Điện toán đám mây; (4) Internet vạn vật (IoT). 

 

Trong khuôn khổ khóa họp lần thứ 48 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) kéo dài 4 tuần (13/9 - 8/10/2021), Cao ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet ngày 15/9/2021 nhấn mạnh nhu cầu khẩn cấp về việc cấm mua bán và sử dụng các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có nguy cơ nghiêm trọng đối với nhân quyền cho đến khi các biện pháp bảo vệ thích hợp được thực thi.

 

Cao ủy Bachelet nhấn mạnh đến sự phức tạp của môi trường dữ liệu, các thuật toán và mô hình nền tảng cho sự phát triển và vận hành của các hệ thống AI. Sức mạnh của AI trong việc phục vụ con người là không thể phủ nhận, nhưng đồng thời tồn tại nguy cơ AI đóng vai trò trong các vụ vi phạm nhân quyền ở quy mô khổng lồ. Cần có hành động ngay bây giờ để đặt các rào chắn nhân quyền vào việc sử dụng AI, vì lợi ích của tất cả chúng ta. Cùng với việc nghiên cứu ban hành các quy định mang tính pháp lý của Liên hợp quốc và các quốc gia thống nhất mang tình quốc tế trong thiết kế trong quản trị, sử dụng AI, vấn đề đạo đức cần được đặt ra nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro đối với con người.

 

Đồng thời tiến đến 100 năm Liên Hợp Quốc (2045), Bàn tròn UN 2045 do Ramu Damodaran Tổng giám đốc Academic Impact của Liên Hợp Quốc, Tổng Biên Tập Tạp chí Biên Niên Sử Liên Hợp Quốc và cha đẻ Internet Vint Cerf thảo luận về mô hình mới con người hướng tới: “kinh tế trọng tâm vì con người, hệ sinh thái internet và trí tuệ nhân tạo mới cho công việc và cuộc sống”.

 

1. Lịch sử loài người đã và đang trải qua các cuộc cách mạng công nghiệp: CMCN lần thứ nhất vào năm 1784 khởi nguồn từ nước Scotland, đặc trưng là cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và phát minh ra động cơ hơi nước (phát minh này của James Watt công bố năm 1775) - Kỷ nguyên sản xuất cơ khí. Loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

CMCN lần thứ hai: Từ năm 1871- 1914 đặc trưng là động cơ điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép và sản xuất trên cơ sở điện cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa và khởi nguồn từ Mỹ. CMCN lần thứ ba: Từ năm 1969, với sự ra đời của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng điện tử và CNTT để tự động hóa sản xuất. Được xúc tác bởi chất bán dẫn, siêu máy tính, laptop (1970 và 1980), Internet (thập niên 1990) trung tâm và khởi nguồn từ Mỹ.

 

 

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng, điểm “đòn bẩy” là: AI (trí tuệ nhân tạo); công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, CN vật liệu mới, CN tự động hóa, Robot, công nghệ kết nối vạn vật (IoT) và Internet các dịch vụ (IoS). Đặc trưng của CM 4.0 là các hệ thống sản xuất thực - ảo (Cyber-Physical Systems-CPS), lần đầu tiên được Dr.Jame Truchat, Giám đốc điều hành của National Instrument đưa ra vào năm 2006, trong đó thiết bị thông minh làm việc với nhau qua mạng không dây hoặc qua “đám mây”. Thuật ngữ  “Industrie 4.0”, bắt đầu từ dự án trong chiến lược CNC của chính phủ Đức, thuật ngữ được sử dụng lần đầu vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover; chính thức nhận diện khái niệm, nội hàm tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46, ngày 20/1/2016.

 

Qui mô tốc độ phát triển chưa từng có trong lịch sử, tốc độ phát triển cấp số nhân, tác động to lớn về kinh tế và môi trường sinh thái. Tiêu chí tốc độ lan truyền của công nghệ được sử dụng đạt ngưỡng 50 triệu người (điện thoại 75 năm, radio cần 38 năm, Tivi cần 13 năm, internet chỉ cần 4 năm, Facebook cần 3,5 năm). Về kinh tế tác động đến tiêu dùng, sản xuất, năng xuất và giá cả. Bản đồ kinh tế thế giới, bản đồ sức mạnh của các doanh nghiệp cũng đang được vẽ lại. Bốn Siêu cường công nghệ đinh hình tương lai phát triển thế giới

 

(1) Công nghệ di động: Thiết bị 4 rộng khắp: (i) cảm biến mọi nơi, (ii) kết nối mọi nơi; (iii) dữ liệu mọi nơi, (iv) dịch vụ mọi nơi. đạt lượng thuê bao sử dụng chưa từng có: Cung cấp khả năng tiếp cận chưa từng thấy, kết nối mọi người di chuyển bất kể họ đang ở đâu trên thế giới.

 

(2) Điện toán đám mây: đạt quy mô không thể tưởng tượng so với trước đây. Cung cấp công suất ở quy mô chưa từng có trước đây, cho phép các tổ chức thêm hoặc loại bỏ các thành phần khác nhau vào cơ sở hạ tầng của họ một cách nhanh chóng và khi cần thiết.

 

 (3) Internet vạn vật (IoT): thông qua hệ thống các công nghệ kết nối và các nền tảng khác nhau. Là một phần tích hợp của Internet tương lai bao gồm các phát triển của Internet và mạng hiện tại và tiến hóa với cơ sở hạ tầng mạng động toàn cầu dựa trên giao thức liên kết và tương tác “vạn vật” hữu hình và ảo sử dụng các giao diện thông minh Smart được tích hợp vào mạng thông tin một cách thông suốt Kết nối các thế giới kỹ thuật số và thế giới vật lý: Kết nối các thế giới vật lý và kỹ thuật số, đưa công nghệ vào mọi khía cạnh của sự tiến bộ của con người.

Các siêu kết nối thông qua IoT và điện toán đám mây sẽ cho phép truyền thông tin và giao tiếp phổ quát toàn cầu và gần như tức thời, xuất hiện những cách thức cung cấp hàng hóa dịch vụ trước đây là điều không tưởng. Viễn cảnh IoT: (i) IoE: Internet năng lượng; (ii) IoS: Internet dịch vụ; (iii) IoM: Internet Truyền thông; (iv) IoP: Internet con người, (v) IoT: Internet  vạn vật. IoT sẽ thay đổi cả phương thức hoạt động của một nền kinh tế tạo mô hình kinh doanh mới.

 

(4) Trí thuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence)

 

AI Là hệ thống máy tính thể hiện hành vi với các chỉ số trí thông minh (Smart). Phân loại: (i) Hệ thống có tư duy như con người (mạng lưới thần kinh và cấu trúc nhận thức); (ii) Hệ thống hành động như con người (suy luận tự động); (iii) Hệ thống tư duy hợp lý (suy luận, tối ưu hóa); (iv) Hệ thống hành động hợp lý (phần mềm thông minh, Robot đạt mục tiêu thông qua nhận thức xây dựng kế hoạch; giao tiếp, quyết định và hành động). Trí tuệ nhân tạo ở khắp mọi nơi: Học hỏi sâu giúp chúng ta khai thác một lượng lớn dữ liệu trong thời gian thực và sử dụng những hiểu biết đó để đẩy mạnh việc khám phá học thuật và tạo ra các mô hình kinh doanh hoàn toàn mới.

Theo dòng chảy của cuộc cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo ngày càng được phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mặc dù được John McCarthy – nhà khoa học máy tính người Mỹ đề cập lần đầu tiên vào những năm 1956 nhưng đến ngày nay thuật ngữ trí tuệ nhân tạo mới thực sự được biết đến rộng rãi và được các ông lớn của làng công nghệ chạy đua phát triển.

 

2. Những tác động của cuộc CMCN lần thứ tư (4.0)

 

Cạnh tranh việc làm, Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới: Đến năm 2025, người sử dụng lao động sẽ phân chia công việc giữa con người và máy móc một cách gần như bình đẳng 50-50. Tự động hóa nhanh hơn dự kiến, sẽ thay thế 85 triệu việc làm trong năm 2021. Công nghệ sẽ thay đổi nhiệm vụ, công việc và kỹ năng vào năm 2025. Khoảng 43% doanh nghiệp được khảo sát cho biết rằng họ sẽ giảm lực lượng lao động vì áp dụng công nghệ, 34% có kế hoạch tuyển dụng lực lượng lao động mới do tích hợp công nghệ.

 

Các ngành nghề mới nổi phản ánh nhu cầu lớn hơn về việc làm trong nền kinh tế xanh; vai trò đi đầu trong nền kinh tế dữ liệu và AI; và các vai trò mới trong kỹ thuật, điện toán đám mây và phát triển sản phẩm. Các công việc đang phát triển nêu bật tầm quan trọng liên tục của sự tương tác giữa con người trong nền kinh tế mới thông qua các vai trò trong nền kinh tế chăm sóc; tiếp thị, bán hàng và sản xuất nội dung.

 

Đến năm 2025, tư duy phân tích, sáng tạo và linh hoạt sẽ là một trong những kỹ năng được tìm kiếm nhiều nhất. Các nhà tuyển dụng coi tư duy phản biện, phân tích và giải quyết vấn đề ngày càng có tầm quan trọng trong những năm tới. Điểm mới nổi bật trong năm nay là các kỹ năng quản lý bản thân, chẳng hạn như học tập tích cực, khả năng phục hồi, chịu đựng căng thẳng và linh hoạt.

 

Tác động đối với doanh nghiệp: có bốn tác động chính:(i) về kỳ vọng của khách hàng, (ii)  về nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, (iii)  về đổi mới hợp tác và (iv) về các hình thức tổ chức sản xuất và sáng tạo. Tăng sức ép gia tăng dòng nhập cư: Các doanh nghiệp cạnh tranh nhất sẽ tập trung vào việc nâng cấp kỹ năng cho công nhân của họ. Làm việc từ xa: Khoảng 84% người sử dụng lao động đang nhanh chóng số hóa các quy trình làm việc, mở rộng đáng kể hình thức làm việc từ xa. Có khả năng 44% lực lượng lao động sẽ di chuyển sang làm việc từ xa. Tuy nhiên, 78% các nhà doanh nghiệp cho rằng sẽ có một số tác động tiêu cực đến năng suất của người lao động và nhiều doanh nghiệp đang thực hiện các bước giúp nhân viên của họ thích nghi dần với làm việc từ xa.

 

Tác động lên chính quyền: xuất hiện mô hình chính phủ trí tuệ nhân tạo (AI-Government); Tiến đến 100 năm Liên Hợp Quốc (2045) ,  Bàn tròn UN 2045 do Ramu Damodaran Tổng giám đốc Academic Impact của Liên Hợp Quốc, Tổng Biên Tập Tạp chí Biên Niên Sử Liên Hợp Quốc và cha đẻ Internet Vint Cerf thảo luận về mô hình mới con người hướng tới: “kinh tế trọng tâm vì con người, hệ sinh thái internet và trí tuệ nhân tạo mới cho công việc và cuộc sống”. Nội hàm thành phố Xã hội Trí tuệ nhân tạo (AIWS City) trong mô hình Thành phố thông minh (Smart city). Khả năng thích ứng với công nghệ mới của các cơ quan công quyền sẽ quyết định năng lực quản lý của họ. Chính quyền và các cơ quan quản lý của mình sẽ cần phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp và các hội, hiệp hội và người dân.

 

Tác động đối với con người (tồn tại con người): về sinh học, xã hội, và tinh thần đặt ra những yêu cầu mới.

Tác động lên báo chí, truyền thông: Công nghệ viết tin tự động: Phần mềm tự động viết tin tức tài chính đã được hãng thông tấn AP đưa vào sử dụng từ năm 2014 với tốc độ lên tới 2.000 bản tin/giây và tiếp tục được mở rộng sang lĩnh vực khác; trí tuệ nhân tạo AI tự sáng tạo nội dung truyền thông.

 Tác động đến an ninh,an toàn : ngày 01/11/2002, cụm từ “An ninh phi truyền thống” chính thức xuất hiện trong “Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống”. Theo quan điểm của UN (Liên hợp quốc) gồm 10 mối đe dọa (khủng bố, ma túy, hải tặc, rửa tiền, tin tặc, thảm họa môi trường, dịch bệnh, buôn bán người, di cư bất hợp pháp và cực đoan dân tộc, tôn giáo).

Lợi dụng kết nối internet để thực hiện tội phạm, thách thức trong quản trị không gian mạng và không gian (ảo): Drone, Flycam (vật thể không người lái). Xuất hiện những đột biến trên không gian ảo, kinh doanh đa cấp ảo, bong bóng đầu tư vào các loại tiền ảo, bitcoin gây tiềm ẩn khủng hoảng lan truyền tới thị trường tài chính toàn cầu mà chưa có các biện pháp kiểm soát hiệu quả.

 

3. Sử dụng công cụ SWOT (các điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức) về trí tuệ nhân tạo AI hiện nay

 

(1) Xu hướng về phát triển AI hiện nay và các năm tiếp theo

 Trợ lý ảo Chatbot - phần mềm AI giúp tương tác/nói chuyện tự động với từng khách hàng 24 giờ/7 ngày (64% người dùng lựa chọn nhắn tin hơn là gọi điện hoặc email). Trợ lý ảo tương tác giúp tiết kiệm 8 tỷ USD cho các DN vào năm 2022. 25% công ty sẽ sử dụng trợ lý ảo chăm sóc dịch vụ khách hàng trong tương lai gần.

Thời gian đào tạo trí tuệ nhân tạo AI giảm xuống, máy học sâu sơn

Tăng tốc độ xe ô tô không người lái (đến 2030, sẽ đạt 40%).

Máy học (automated machine learning - AutoML) và trí tuệ nhân tạo đưa vào sản xuất đại trà (khoa học dữ liệu trở thành nghề hót nhất), việc áp dụng các công cụ AI là xu hướng quan trọng nhất trong các năm tiếp theo.

 Trí tuệ nhân tạo tự lập trình các ứng dụng, Sự kết hợp của các mạng thần kinh nhân tạo rộng khắp; Phát triển các hệ thống AI chuyên dùng

AI thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế số; thách thức xuất hiện do thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng AI.

AI nhận dạng khuôn mặt.  Chíp AI tăng cường trí tuệ nhân tạo. AI nhận dạng ngữ cảnh, nhận dạng các khái niệm trừu tượng. AI học nhận thức, tình cảm.

(2) Phân tích SWOT

 

- Điểm mạnh

AI (Trí tuệ nhân tạo) có khả năng tự thích nghi, tự học và tự phát triển, tự đưa ra các lập luận để giải quyết vấn đề, có thể giao tiếp như người…tất cả là do AI được cài một cơ sở dữ liệu lớn, được lập trình trên cơ sở dữ liệu đó và tái lập trình trên cơ sở dữ liệu mới sinh ra. Cứ như vậy cấu trúc của AI luôn luôn thay đổi và thích nghi trong điều kiện và hoàn cảnh mới.

 

Đặc trưng của công nghệ AI là năng lực “tự học” của máy tính, do đó có thể tự phán đoán, phân tích trước các dữ liệu mới mà không cần sự hỗ trợ của con người, đồng thời có khả năng xử lý dữ liệu với số lượng rất lớn và tốc độ cao.

AI mang lại Chất lượng sống tốt hơn với các chỉ số hài lòng của công dân; (i) Tốc độ xử lý, ra quyết định nhanh; (ii) Phát triển quy mô lớn, mang lại hiệu quả rõ rệt; (iii) Độ chính xác cao.

AI đã xuất hiện trong nhiều ngành, từ cung cấp dịch vụ mua sắm ảo và ngân hàng trực tuyến đến giảm chi phí đầu tư trong sản xuất và hợp lý hóa chẩn đoán trong chăm sóc sức khỏe. AI đã thúc đẩy hầu hết các ngành công nghiệp tiến lên và thay đổi cuộc sống của nhiều người.

 

 

- Nguy cơ thách thức

 Bản chất của trí tuệ nhân tạo vẫn do con người làm ra, họ xây dựng các thuật toán, lập trình bằng các công cụ phần mềm công nghệ thông tin, giúp các máy tính có thể tự động xử lý các hành vi thông minh như con người do đó vấn đề đạo đức trong trong quản trị AI ứng phó với các thách thức:.

 

 (1) Mất việc làm; (2) Nhận thức về AI còn hạn chế; (3) Chưa có hành lang pháp lý hoặc công ước quốc tế; (4) Nguy cơ về đạo đức; quan ngại về tính riêng tư, các vấn đề nhạy cảm; (5) Mang tính chủ quan của người thiết kế lập trình. (6) An ninh mạng, nguy cơ bị hack; (7) Máy móc, AI vi phạm thì xử lý ai?; (8) Khoảng cách về công nghệ đối với một số nước; (9) Mất kiểm soát với AI: AI kiểm soát thế giới?

 

AI là công nghệ sử dụng đến kỹ thuật số có khả năng thực hiện những nhiệm vụ mà bình thường phải cần tới trí thông minh của con người, được xem là phổ biến nhất: (1) Phức tạp, cần nhân lực có kỹ năng cao; (2) Vẫn là máy, vô thức với con người; (3) Tính thiên vị hoặc sai lệch (AI học từ các mẫu trong dữ liệu, và có thể sử dụng dữ liệu sai do đó đưa ra các giả định sai, không đại diện); (4) Có tiềm năng thông minh vượt khả năng con người; (5) Tính trách nhiệm xã hội; (6) Chính quyền thường chậm tiếp thu tiếp cận với AI; (7) Yêu cầu ứng dụng tư duy hệ thống (để tác động quyết điểm đòn bẩy); (8) Yêu cầu đầu tư vốn lớn; (9) Cần có cơ sở dữ liệu đủ lớn cho máy học; (10) Cần có cơ sở hạ tầng thiết bị thông tin, hệ thống cảm biến, hạ tầng kết nối băng rộng; (11) Vấn đề máy học cảm xúc?

 

 

- Cơ hội

Trí tuệ nhân tạo hiện nay tiếp cận hầu hết mọi ngóc ngách của cuộc sống, từ thể chất, tinh thần đến trạng thái cảm xúc. Các hệ thống AI được sử dụng để xác định ai nhận được các dịch vụ công, quyết định AI có cơ hội được tuyển dụng cho một công việc và tất nhiên chúng ảnh hưởng đến những thông tin mà mọi người nhìn thấy và có thể chia sẻ trực tuyến. 

Xây dựng và phát triển chính phủ trí tuệ nhân tạo quản trị trong xã hội trí tuệ nhân tạo.

Cuộc đua toàn cầu về phát triển AI bắt đầu từ 2017; tiềm năng ứng dụng AI rất nhanh và rộng rãi;

Nhu cầu rất lớn trên mọi lĩnh vực: truyền thông, quốc phòng, an ninh, kinh tế, quản lý xã hội, khoa học, y tế, bảo vệ môi trường, năng lượng, tài chính, thương mại, giám sát quản lý cơ sở hạ tầng, dự báo, xe tự lái thông minh cho người khuyết tật…

Giảm căng thẳng cho nhân viên vì AI sẽ thực hiện các nhiệm vụ tẻ nhạt, lặp lại thay con người;

Sự kết hợp giữa AI và các dạng công nghệ mới ; thị trường AI tăng trưởng rất nhanh;  thay thế con người trong quản lý nhiều lĩnh vực, giảm nhu cầu sử dụng nhân lực, nâng cao năng suất lao động.

 

4. Đạo đức trong quản trị, sử dụng trí tuệ nhân tạo

 

Đạo đức AI: Tính trách nhiệm và minh bạch của AI. Trong tương lai gần, AI sẽ: (1) Thiết kế phác đồ điều trị y tế cho bệnh nhân; (2) Tự động tìm kiếm, lựa chọn sơ yếu lý lịch các ứng viên tìm việc và ra các quyết định tuyển dụng nhân sự cho các vị trí việc làm. (3) Tự động lái xe ô tô;  (4) AI sẽ tham gia vào rất nhiều các hoạt động mang tính rủi ro cao khác.

 

Vấn đề đặt ra: Trong khuôn khổ khóa họp lần thứ 48 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) kéo dài 4 tuần (13/9 - 11/10/2021), Cao ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet ngày 15/9 nhấn mạnh nhu cầu khẩn cấp về việc cấm mua bán và sử dụng các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có nguy cơ nghiêm trọng đối với nhân quyền cho đến khi các biện pháp bảo vệ thích hợp được thực thi. Bà Bachelet cũng kêu gọi cấm các ứng dụng AI không được sử dụng nếu không tuân thủ luật nhân quyền quốc tế.

 

 “Trí tuệ nhân tạo có thể là một động lực tốt, giúp xã hội vượt qua một số thách thức lớn của thời đại chúng ta. Nhưng các công nghệ AI có thể có những tác động tiêu cực, thậm chí là thảm khốc nếu chúng được sử dụng mà không quan tâm đầy đủ đến việc chúng ảnh hưởng đến nhân quyền của con người như thế nào".

 

Ai là chủ nhân phải chịu trách nhiệm khi tai nạn do các thiết kế, các quyết định do AI (Trí tuệ nhân tạo), các thiết bị AI (Trí tuệ nhân tạo) gây ra? Vấn đề sử dụng nguồn dữ liệu không minh bạch, xâm phạm quyền riêng tư, việc bán các dữ liệu cá nhân người dùng khi không được phép?

 

Rủi ro đối với quyền con người càng cao, thì các yêu cầu pháp lý đối với việc sử dụng công nghệ AI càng phải chặt chẽ hơn. Nhưng vì có thể mất thời gian trước khi các rủi ro có thể được đánh giá và giải quyết, các quốc gia cần đặt ra chính sách về việc sử dụng công nghệ tiềm ẩn rủi ro cao. 

 

Với tốc độ phát triển nhanh chóng và liên tục của AI (Trí tuệ nhân tạo), việc đưa ra quy định về trách nhiệm giải trình cách dữ liệu được thu thập, lưu trữ, chia sẻ và sử dụng là một trong những câu hỏi cấp bách nhất về nhân quyền mà thế giới phải đối mặt. Nguy cơ phân biệt đối xử liên quan đến các quyết định do AI điều khiển - những quyết định có thể thay đổi, xác định hoặc gây thiệt hại cho cuộc sống con người - đều có thể trở nên hiện thực.

 

5. Sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) trong quy hoạch, thiết kế và quản trị thành phố thông minh theo bộ chỉ số quốc tế ISO 37122:2019 (E)

 

AI (Trí tuệ nhân tạo),  điều khiển mô hình hệ tích hợp thực, ảo trong thành phố thông minh (Smart City).

 

AI đưa ra các cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp (sức sống của nền kinh tế) trong Smart City.

 

AI ứng dụng trong mô hình chính quyền thông minh, Chính phủ trí tuệ nhân tạo AI Government

 

AI tích hợp điều hành Mô hình di chuyển thông minh 

 

AI tích hợp Mô hình quản lý cảng thông minh  

 

AI quản lý và giám sát môi trường thông minh (Môi trường đất, nước, không khí, cảng biển, dải vùng bờ và các lưu vực sông)

 

AI giám sát Cư dân thông minh

 

AI kiểm soát các mối nguy cơ an ninh phi truyền thống

 

AI  hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực mới thích ứng và chiến lược tạo nguồn nhân lực thích ứng, bồi dưỡng đào tạo, đào tạo lại tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu.

 

 AI  giúp kiểm soát thành phố trở lên an toàn hơn, lành mạnh hơn, hiệu quả hơn è AI hỗ trợ xây dựng mô hình Smart City đạt các chỉ tiêu An ninh, An sinh, An toàn.

 

AI quản lý quy hoạch và xây dựng thành phố trên quan điểm coi đây là một hệ sinh thái (digital ecosystem) phức hợp về kinhh tế - xã hội – công nghệ, sử dụng Big data và IoT trong điều hành.

 

 AI và robot thúc đẩy tổ chức sản xuất năng xuất, chất lượng hiệu quả

 

6. Một số yêu cầu để xây dựng và quản trị thành công Thành phố thông minh gắn kết nội hàm Thành phố xã hội trí tuệ nhân tạo (AIWS City)

 

  AI (Trí tuệ nhân tạo): nền tảng của thành phố thông minh và mô thình Thành phố xã hội trí tuệ nhân tạo (AIWS); Xây dựng mạng lưới trí tuệ nhân tạo AI rộng khắp: AI of Things (AIOT), mọi lĩnh vực quản lý đô thị phục vụ cư dân đều dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo liên kết mọi lúc, mọi nơi theo thời gian thực.

 

 AIWS (Thành phố xã hội trí tuệ nhân tạo) phải được thiết kế, quản trị đảm bảo các chỉ số An ninh – An sinh – An toàn, cung cấp các giải pháp bằng AI và xác nhận dấu ấn điện tử bằng block chain.

 

 AIWS (Thành phố xã hội trí tuệ nhân tạo) phải xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO về đạo đức và văn minh đô thị. Đổi mới sáng tạo của dân cư AIWS được tích hợp, liên kết và chia sẻ phục vụ doanh nghiệp và nâng cao chất lượng dịch vụ đô thị.

 

 AIWS (Thành phố xã hội trí tuệ nhân tạo)  gắn liền với Chính quyền số, Chính phủ Trí tuệ nhân tạo (AI Government). Không gian của AIWS không bị giới hạn bởi không gian địa lý và có thể chia sẻ, kết nối các nền văn hóa để xây dựng xã hội hài hòa.

 

 AIWS (Thành phố xã hội trí tuệ nhân tạo)  phải tăng cường kinh tế chia sẻ, nâng cao khả năng thanh toán điện tử, sử dụng tiền kỹ thuật số, block chain giúp tăng trưởng GDP, giám sát thu ngân sách, chống rửa tiền, giảm tội phạm.

 

 AIWS (Thành phố xã hội trí tuệ nhân tạo)  đưa ra các giải pháp kiểm soát khủng hoảng thế giới ảo và hạn chế những tác động tiêu cực lên thế giới thực.

 

 AIWS (Thành phố xã hội trí tuệ nhân tạo)  tăng cường nền kinh tế chăm sóc, tiếp thị, bán hàng và sản xuất nội dung;

      AIWS (Thành phố xã hội trí tuệ nhân tạo)  tăng tính minh bạch, dễ kiểm tra, giám sát mọi quyết định, mọi hoạt động của Chính quyền thành phố, các cơ quan chức năng bảo đảm tính hiệu quả.

 

 AIWS (Thành phố xã hội trí tuệ nhân tạo) thúc đẩy phát triển các kỹ năng quản lý bản thân, chẳng hạn như học tập tích cực, khả năng phục hồi, chịu đựng căng thẳng và linh hoạt. 

 

7.  Gợi ý quy trình quy hoạch, xây dựng mô hình Thành phố thông minh gắn kết với nội hàm Thành phố xã hội trí tuệ nhân tạo (AIWS)

 

Bước 1. Quy hoạch không gian ảo, không gian kết nối thực - ảo

Bước 2. Xây dựng bộ chỉ số đạo đức và văn minh đô thị AIWS trên cơ sở kết nối các chỉ số ISO 37120:2018 và ISO 37122:2019 Smart City.

Bước 3. Thỏa thuận Khế ước về xã hội Trí tuệ nhân tạo (AIWS).

Bước 4. Xây dựng hành lang pháp lý để công nhận mô hình AIWS hợp pháp rộng rãi.

Bước 5. Khai thác nền tảng block chain và kết nối trí tuệ nhân tạo hiện có và cung cấp các truy cập, khai thác tới các cấp chính quyền đô thị - từng hộ dân, người dân.

Bước 6. Kết nối các Nhà lãnh đạo thế giới, các Thị trưởng, các Chuyên gia đô thị và các Nhà khoa học đổi mới, sáng tạo để tạo ngân hàng dữ liệu cho AIWS và máy học learning machine.

Bước 7. Nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố, khả năng tự phục hồi trước thiên tai, thảm họa và khủng hoảng kinh tế.

Bước 8. Vận hành thử các trung tâm Trí tuệ nhân tạo ở tất cả các cấp chính quyền đô thị - kết nối người dân. Hiệu chỉnh và đưa AIWS vào phục vụ người dân của Thành phố thông minh, hướng tới thành phố đáng sống, thành phố có giá trị.

 

8. Các căn cứ xác định nội hàm đạo đức trong quản trị trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Interligent) trong thành phố thông minh gắn kết với nội hàm Thành phố xã hội trí tuệ nhân tạo (AIWS)

 

Thiết kế AI gắn với đạo đức xã hội.

Thiết kế AI bảo đảm lợi ích của các bên liên quan.

Thiết kế AI bảo đảm sự tham gia & kết nối: đây là một trụ cột của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và một trong 15 sản phẩm là thành phố thông minh (Smart City).

Thiết kế AI bảo đảm liên kết khu vực với trọng tâm là cộng đồng: Tăng cường kết nối và hợp tác trong khu vực như một thể thống nhất, thông qua chiến lược phát triển kinh tế vùng.

Thiết kế AI tạo động lực chiến lược và các sáng kiến nền tảng: Chiến lược tốt cần phải xác định các sáng kiến để có “thành công sớm" qua đó tạo động lực thúc đẩy.

Thiết kế AI rõ ràng về mục đích sử dụng và lợi ích.

Thiết kế AI trên nền tảng xây dựng tư duy chiến lược: Tốc độ phát triển công nghệ rất nhanh, cần có khung thời gian cho các cấp độ chiến lược. Tốn nhiều thời gian vào chi tiết kỹ thuật trong Chiến lược sẽ làm chiến lược đó sớm lạc hậu.

Thiết kế AI cần rút ra từ các bài học. Thiết kế AI gắn kết quy hoạch đô thị và quy hoạch liên vùng trong Smart City.

Thiết kế AI phải đối chiếu với các chỉ số đánh giá kết quả (Indicators): Một số tổ chức đang xây dựng các chỉ số này như ISO (Năm 2018, PGS Nguyễn Văn Thành đã hoàn thành Dự thảo lần đầu ISO Smart City cho WCCD), ITU thông qua Liên hợp quốc. Chú ý các chỉ số này phải có ý nghĩa với dân cư và doanh nghiệp là những người sẽ lựa chọn nơi đầu tư và sinh sống.

Thiết kế AI phải gắn với tạo ra văn hóa thông minh lâu dài (Smart Culture): Sự tham gia của tất cả các bên liên quan, cùng chia sẻ những thách thức và thành công là mấu chốt để tạo ra văn hóa thông minh (Smart City Culture)

Thiết kế AI phải bảo đảm tính kiểm soát và các giới hạn cho phép.

 

Thượng tướng PGS.TS Nguyễn Văn Thành

                                                  Phó Chủ tịch HĐLL Trung ương


 

Tin Liên quan

Góp ý về nội dung bài viết