Thứ Năm, ngày 14 tháng 11 năm 2024

Một số kết quả thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) tại Hà Tĩnh

Ngày phát hành: 31/03/2019 Lượt xem 3014

Sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2018 đã đưa Hà Tĩnh trở thành điểm sáng trên bản đồ công nghiệp cả nước

 

1. Lĩnh vực kinh tế

* Giai đoạn 2010 - 2015:

Tốc độ tăng trưởng đạt 17,2%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ (chiếm 82%), nông - lâm- ngư nghiệp giảm còn 18%; GRDP bình quân đầu người đạt 38,9 triệu đồng (tăng gần 8,5 lần so với năm 2005 và trên 3,5 lần so với năm 2010.

Nông nghiệp, nông thôn phát triển khá toàn diện: Tập trung xây dựng và thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh; tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản bình quân đạt 5,46%/năm, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích bình quân đạt trên 70 triệu đồng/ha; sản lượng lương thực đạt trên 51 vạn tấn; tỷ trọng chăn nuôi chiếm 48,2% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả nổi bật, đi vào chiều sâu, được Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới Trung ương đánh giá là điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới, là một trong 13 tỉnh, thành phố được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; đến hết năm 2015 có 52 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 22,6% tổng số xã trong toàn tỉnh.

- Công nghiệp có bước phát triển đột phá cả về quy mô và năng lực sản xuất. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng 38,3%; cơ cấu ngành Công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng giá trị công nghiệp chế biến, chế tạo từ 66,43% (năm 2010) lên 69,69% (năm 2015). Giá trị sản xuất công nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng nhanh. Nhiều dự án công nghiệp trọng điểm hoàn thành đi vào hoạt động, góp phần tăng năng lực sản xuất, như: Khu Liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I, Nhà máy Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh...

- Hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ, xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của các ngành dịch vụ đạt trên 15%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng trên 23%/năm. Hạ tầng dịch vụ du lịch được quan tâm đầu tư theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế về du lịch văn hoá, du lịch biển và sinh thái.

 - Thu ngân sách trên địa bàn tăng nhanh, năm 2015 đạt trên 12.000 tỷ đồng, gấp 6 lần so với năm 2010 (1.985 tỷ đồng); trong đó, thu nội địa đạt 7.500 tỷ đồng; tỷ lệ thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chiếm trên 80% tổng thu ngân sách. Chi ngân sách cơ bản đảm bảo dự toán hằng năm, ưu tiên cho đầu tư phát triển và đảm bảo an sinh xã hội; chấp hành nghiêm chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.  

- Huy động đa dạng các nguồn lực ưu tiên cho đầu tư phát triển; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 287.000 tỷ đồng, tăng hơn 10 lần so với giai đoạn 2006 - 2010 (28.000 tỷ đồng). Thu hút đầu tư trên 400 dự án, với tổng số vốn đăng ký trên 45.000 tỷ đồng và thành lập mới 2.800 doanh nghiệp.

Ban hành đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển và tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, nhất là công tác bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng; tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án.

* Giai đoạn 2016 - 2018:

   Do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, năm 2016, kinh tế suy giảm sâu (-15,31%); năm 2017 đã phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng[1]; năm 2018 dự kiến tăng trưởng 19,6% - 20%, tính chung giai đoạn 2016 - 2018 tăng trưởng GRDP bình quân ước đạt 3,82%. GRDP bình quân đầu người năm 2018 đạt trên 50 triệu đồng (cả nước 57 triệu đồng), tăng 8 triệu đồng so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp; năm 2018: tỷ trọng nông nghiệp chiếm 15,29%, công nghiệp - xây dựng 42,30%, dịch vụ 42,41% (năm 2015: nông nghiệp 21,42%, công nghiệp - xây dựng 33,23%, dịch vụ 45,36%). Tăng trưởng kinh tế không còn dựa vào vốn đầu tư như giai đoạn 2011-2015, mà chủ yếu do sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là công nghiệp chế biến.

- Mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp đạt kết quả bước đầu. Tốc độ tăng trưởng GRDP toàn ngành bình quân giai đoạn 2016 - 2018 đạt 2,3%[2] (cả nước 2,35%). Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích tăng từ 70 triệu đồng/ha (năm 2015) lên 82 triệu đồng/ha (năm 2018). Chăn nuôi phục hồi và phát triển; tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp tăng từ 48% (năm 2015) lên 53% (năm 2018). Đã quy hoạch lại mạng lưới chế biến lâm sản, hoàn thành thực hiện Đề án giao đất, giao rừng, gắn với đầu tư công nghiệp chế biến gỗ[3]. Thủy sản phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng sau sự cố môi trường biển; cơ cấu sản lượng thủy sản vùng lộng và xa bờ trong tổng sản lượng khai thác tăng từ 59,1% (năm 2015) lên 68,3% (năm 2018).

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt kết quả khá toàn diện, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, có nhiều cách làm sáng tạo. Giai đoạn 2016 - 2018 dự kiến có thêm 88 xã đạt chuẩn, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 143, nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới từ 23% năm 2015 lên 62,4% năm 2018, về đích trước 2 năm so với mục tiêu Đại hội XVIII; huyện Nghi Xuân đang đề nghị công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2018. Các huyện Đức Thọ, Vũ Quang, Can Lộc, Lộc Hà đăng ký đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2020.

- Công nghiệp tiếp tục có bước đột phá cả về quy mô và năng lực sản xuất, trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng sản xuất toàn ngành bình quân giai đoạn 2016 - 2018 đạt 44,1%, cao nhất từ trước đến nay. Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế tăng nhanh, từ 8,8% (năm 2015) lên 33,9% (năm 2018). Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh giai đoạn 2016-2018 vượt sản lượng của cả giai đoạn 2011 - 2015[4], góp một phần vào đảm bảo các sản phẩm công nghiệp chủ lực của đất nước như thép, điện. Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh (giai đoạn 1) hoàn thành đầu tư đi vào hoạt động trở thành hạt nhân tăng trưởng của tỉnh, đóng góp một phần vào tăng trưởng cả nước. Tập trung phát triển hạ tầng cụm công nghiệp theo hình thức xã hội hóa thu hút đầu tư; xúc tiến công nghiệp hỗ trợ[5]. Ban hành chủ trương, chính sách đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

- Thương mại dịch vụ, du lịch phục hồi sau sự cố môi trường biển và tăng trưởng tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân giai đoạn 2016 - 2018 tăng 3,2%[6]. Hạ tầng thương mại, dịch vụ đô thị được đầu tư phát triển theo hướng văn minh, hiện đại[7]; hạ tầng chợ được xã hội hóa đầu tư, nhiều chợ hoạt động hiệu quả sau chuyển đổi mô hình quản lý[8]. Xuất khẩu giai đoạn 2016 - 2018 ước đạt 1,15 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 83%; riêng năm 2018 xuất khẩu dự kiến đạt 762 triệu USD, tăng gấp 6,14 lần so với năm 2015.

 

 

- Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội chuyển dịch theo hướng tích cực[9], tỷ trọng đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh[10]; tỷ trọng FDI xu hướng giảm mạnh nhưng vẫn đang đóng vai trò chủ yếu trong cơ cấu vốn và tăng trưởng[11]. Cơ cấu lại đầu tư công; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư. Tập trung xử lý nợ xây dựng cơ bản và bố trí vốn hoàn thành đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả đầu tư. Xã hội hóa đầu tư đạt nhiều kết quả trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, hạ tầng đô thị. Khai thác có hiệu quả nguồn vốn tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; dư nợ tín dụng hàng năm tăng 15%.

- Thu ngân sách trên địa bàn ổn định và tăng trưởng bền vững hơn. Tổng thu ước đạt 28.468 tỷ đồng; cơ cấu thu: nội địa 62%, xuất nhập khẩu 38%; bằng 80% số thu giai đoạn 2011-2015, tăng 128% so với cùng kỳ 2011-2013. Trong đó, năm 2016 thu 7.533 tỷ đồng (nội địa 5.511 tỷ, XNK 2.022 tỷ); năm 2017 thu 8.935 tỷ đồng (nội địa 6.025 tỷ đồng, XNK 2.910 tỷ đồng); năm 2018 dự kiến thu trên 12.300 tỷ đồng (nội địa 6.300 tỷ, XNK trên 6.000 tỷ). Tăng tỷ trọng thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ cấu thu nội địa[12]; thu xuất nhập khẩu trên địa bàn đóng góp ngày càng quan trọng vào số thu ngân sách Trung ương. Tuy vậy, dự kiến thu ngân sách không đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVIII đề ra (cả về tốc độ tăng thu và số thu tuyệt đối).

- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tăng 12 bậc trong 2 năm 2016-2017[13], Hà Tĩnh thuộc nhóm 5 tỉnh có sự cải thiện tốt nhất chất lượng điều hành[14], thuộc tốp 10 xếp hạng cấp tỉnh về phát triển Chính phủ điện tử. 

2. Lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đào tạo, con người, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

 

 

Khu di tích quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du ở Hà Tĩnh

2.1.  Phát triển văn hóa

- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Sau ngày tái lập tỉnh, Hà Tĩnh đã tập trung cao độ việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 5/10/1998 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát triển văn hóa Hà Tĩnh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) trong đó cốt lõi là thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Từ năm 2010 đến nay, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa kết hợp với phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn minh đô thị đã tạo nên bước chuyển mới, làm cho bộ mặt đô thị, nông thôn Hà Tĩnh khởi sắc; các nét đẹp văn hóa được phát huy.

Đến nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh có 314.861/368.672 gia đình văn hóa (85,4%); 1792/2123 thôn, tổ dân phố văn hóa (84,4%); 77 di tích cấp Quốc gia, 02 di tích quốc gia đặc biệt, 436 di tích cấp tỉnh; 347 câu lạc bộ Dân ca Ví, Giặm với 8.563 thành viên; triển khai hàng chục đề tài nghiên cứu văn hóa có giá trị, xuất bản nhiều đầu sách nghiên cứu, khảo cứu xuất bản nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

- Xây dựng văn hóa, con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới: Bước vào thời kỳ hội nhập, văn hóa, con người Hà Tĩnh đang có những cơ hội phát triển mới. Tổ chức UNESCO đã công nhận nhiều di sản văn hóa của Hà Tĩnh như: Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Ca trù là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp; Mộc bản Trường học Phúc Giang và Hoàng hoa sứ trình đồ là di sản ký ức thế giới khu vực Châu Á Thái Bình Dương; Đại thi hào Nguyễn Du được vinh danh là danh nhân văn hóa Thế giới...

Triển khai các giải pháp xây dựng đức tính của con người Việt Nam được xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), trong đó chú trọng khơi dậy những đức tính vốn là truyền thống tốt đẹp của con người Hà Tĩnh. Ban Chấp hành Đảng bộ đã ban hành Chương trình hành động số 1347-CTr/TU ngày 30/9/2014 thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW (Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Phong trào xây dựng người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng. Các tiêu chuẩn, tiêu chí được cụ thể hóa và lồng ghép để đánh giá xét công nhận các danh hiệu văn hoá trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Nhiều tấm gương điển hình trên các lĩnh vực, được các cấp chính quyền và nhân dân tôn vinh. 

- Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao: Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55/2013/NQ-HĐND ngày 13/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua đề án “Tăng cường xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020”. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên toàn tỉnh đã phát triển nhanh chóng cả số lượng và chất lượng, khơi dậy được nguồn lực xã hội hóa rất lớn, chiếm tới 47% tổng kinh phí xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Đến nay, toàn tỉnh có 166/262 hội trường đa năng cấp xã, phường, thị trấn, 146/262 khu thể thao cấp xã, 1561/2123 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố, 1390/2123 khu thể thao thôn, tổ dân phố đạt chuẩn về quy mô, diện tích hoạt động.

 

Lễ hội bắt cá Đồng Hoa

 

2.2. Giáo dục - đào tạo

- Quy hoạch hệ thống trường lớp: Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2286/QĐ-UBND ngày 08/8/2012 về phê duyệt “Đề án quy hoạch hệ thống trường mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020” theo hướng mỗi xã có một trường mầm non, một trường tiểu học, sáp nhập các trường THCS thành trường liên xã, thành lập trường liên cấp tiểu học và THCS, giải thể các trường THPT có quy mô nhỏ. Đến nay, toàn tỉnh chỉ còn 727 trường mầm non và phổ thông, trong đó 709 trường công lập (giảm so với năm học 2011-2012 là 86 trường). Cơ bản mỗi xã, phường, thị trấn đều có 01 trường mầm non công lập và 01 trường tiểu học công lập. Toàn tỉnh có 8 trường liên cấp tiểu học và THCS, 143 trường THCS (trong đó có 86 trường liên xã), 38 trường THPT công lập, 01 trường THCS và THPT dân tộc nội trú, 01 trường tiểu học, THCS và THPT thuộc Trường Đại học Hà Tĩnh hoạt động theo cơ chế tự chủ.

- Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên: Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên cơ bản đảm bảo về số lượng. Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo [15]. Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý trường học, giáo viên ở các cấp học, ngành học được quan tâm. Công tác quy hoạch cán bộ quản lý trường học được coi trọng, kịp thời rà soát, bổ sung hàng năm; thực hiện tốt việc bồi dưỡng kiến thức quản lý cho đối tượng trong qui hoạch. Từ năm học 2013 - 2014, Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai việc bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường THPT thông qua thi chọn.

- Cơ sở vật chất trường học: Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố và chuẩn hóa. Hầu hết các trường học từ mầm non và phổ thông đều đảm bảo mỗi nhóm lớp có một phòng học, không có cơ sở giáo dục phải học 3 ca. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm đi vào chiều sâu về chất lượng các tiêu chí, số lượng trường chuẩn quốc gia tiếp tục tăng[16].

- Tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục: Công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (PCGDMN 5 tuổi) được chỉ đạo triển khai quyết liệt từ tỉnh đến các địa phường và từng cơ sở giáo dục mầm non. Năm 2013, Hà Tĩnh là tỉnh đầu tiên thuộc khu vực Bắc Trung bộ và là tỉnh thứ 13 đạt chuẩn PCGDMN 5 tuổi. Chất lượng giáo dục tiểu học ổn định và phát triển. Chất lượng giáo dục đại trà được duy trì ổn định, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT hàng năm trên 98%. Giáo dục mũi nhọn đạt thành tích cao, tăng cả số lượng và chất lượng. Ngoài ra, tỉnh cũng đã thực hiện thí điểm mô hình trường THPT gắn với đào tạo nghề dài hạn cho học sinh; đến nay đã có 37 trường THPT thực hiện với trên 5.000 học sinh tham gia.

- Công tác quản lý nhà nước về giáo dục: Công tác quản lý nhà nước về giáo dục được tăng cường, có nhiều đổi mới theo hướng tích cực. Trên cơ sở chương trình giáo dục hiện hành, tăng cường phân cấp, giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục; các trường chủ động điều chỉnh phù hợp điều kiện thực tế của đơn vị và lập kế hoạch thực hiện một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả giáo dục. Thực hiện phân cấp, giao quyền tự chủ cho Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương, trường học trong công tác quản lý đội ngũ; giai đoạn 2010-2018 chỉ tuyển mới giáo viên mầm non và giáo viên thuộc diện thu hút của tỉnh. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức theo chức danh nghề nghiệp. Công tác cải cách hành chính trong toàn ngành giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, triển khai ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục.

2.3. Khoa học và công nghệ

- Về chính sách đối với phát triển khoa học và công nghệ: Ngày 07/01/2014 Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành “Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; ngày 03/02/2015 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020 và những năm tiếp theo”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định phát triển khoa học và công nghệ là một trong những nhiệm vụ đột phá. Trong giai đoạn từ 2013 đến nay đã ban hành nhiều chính sách như: hỗ trợ sản xuất theo hướng hữu cơ, bền vững, phát triển nấm ăn và nấm dược liệu, phát triển tài sản trí tuệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, phát triển công nghệ sinh học, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo...

- Hệ thống tổ chức, tiềm lực khoa học và công nghệ: Hiện nay, Hà Tĩnh có 33 tổ chức khoa học và công nghệ, trong đó có 20 tổ chức công lập và 13 tổ chức ngoài công lập. Đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, hiện có 04 tổ chức thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định 115, nay là nghị định 54/2016/NĐ-CP[17] và 16 tổ chức Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Đối với các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập, đã có 05 tổ chức chuyển thành doanh nghiệp[18]. Việc đầu tư phát triển trên lĩnh vực khoa học và công nghệ được quan tâm, đặc biệt đã triển khai 03 dự án với tổng mức đầu tư 137.066 triệu đồng[19], hiện nay các dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả, đây là tiền đề quan trọng để các đơn vị khoa học và công nghệ công lập vững vàng trong tự chủ và tiến tới thành lập doanh nghiệp và công ty cổ phần trong tương lai.

Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tăng cả về số lượng và chất lượng, có khả năng tiếp thu, ứng dụng, chuyển giao và làm chủ khoa học và công nghệ tiên tiến. Tính đến nay, toàn tỉnh có trên 3 vạn trí thức, trong đó có gần 27.000 người có trình độ đại học, hơn 800 thạc sỹ, 32 tiến sỹ, 06 giáo sư và phó giáo sư, 03 nhà giáo nhân dân, 03 thầy thuốc nhân dân, 76 nhà giáo ưu tú, 60 thầy thuốc ưu tú, 11 nghệ nhân ưu tú, 02 nghệ sỹ ưu tú. Đây là lực lượng nòng cốt, tiên phong đi đầu trong nghiên cứu, sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, vận dụng tri thức khoa học vào hoạt động thực tiễn sản xuất trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó cán bộ khoa học và công nghệ trực tiếp nghiên cứu và phát triển là 1.700 người.

- Thị trường khoa học và công nghệ: Đã hình thành Sàn giao dịch công nghệ tỉnh. Công tác kết nối cung cầu công nghệ ngày càng được quan tâm và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhiều công nghệ mới, công nghệ tiên tiến được du nhập, ứng dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng trong trong năm 2016 - 2017, trên địa bàn tỉnh có trên 102 hợp đồng chuyển giao công nghệ và thiết bị được ký kết và thực hiện với số kinh phí thực hiện ước tính khoảng 2.359.000 triệu đồng. Hàng năm tổ chức và kết nối các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh tham gia các hoạt động chợ công nghệ thiết bị và kết nối cung cầu công nghệ trong, ngoài tỉnh nhằm giới thiệu các công nghệ thiết bị, sản phẩm khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp, đơn vị trong tỉnh ra bên ngoài. 

2.4. Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

Tỉnh ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ môi trường[20]. Công tác cải cách hành chính về bảo vệ môi trường được đẩy mạnh theo hướng giảm thành phần hồ sơ và rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ; công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường cho các dự án đầu tư được nâng cao cả về số lượng hồ sơ và chất lượng thẩm định[21]. Mạng lưới quan trắc và phân tích môi trường liên tục được điều chỉnh và tăng dày mật độ điểm quan trắc[22]. Công tác quản lý chất thải rắn đã được quan tâm, đến nay đã có 218 công ty, hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường (tăng gấp 7 lần so với năm 2010). Hiện tại trên địa bàn tỉnh đã có 02 nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt ở Cẩm Quan (Cẩm Xuyên) và Kỳ Tân (Kỳ Anh); việc xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh bằng công nghệ lò đốt công suất nhỏ cũng đã được quan tâm đầu tư, đến nay toàn tỉnh đã có 7 lò đốt rác thải độc lập công suất nhỏ lắp đặt[23], mô hình này hiện đang được đầu tư nhân rộng[24]. Một số điểm nóng về ô nhiễm môi trường đang từng bước được xử lý đặc biệt là các điểm ô nhiễm do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật từ thời kỳ chiến tranh để lại[25] .

3. Về thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo, chính sách với các tầng lớp dân cư

Chỉ đạo tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020” đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo, các cấp, các ngành và người dân; chỉ đạo các sở, ngành địa phương đã cụ thể hóa, đưa các chỉ tiêu của nghị quyết vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và các chương trình, đề án, kế hoạch công tác. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 30 văn bản quy phạm pháp luật quy định các cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực và các kế hoạch, hướng dẫn triển khai đồng bộ; thường xuyên kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc tại cơ sở trong quá trình thực hiện. Kết quả đạt được như sau:

* Chính sách ưu đãi người có công: Đến nay, Hà Tĩnh đã xác nhận, quản lý và thực hiện chính sách cho trên 390.856 hồ sơ người có công; mỗi năm, chi trả trợ cấp thường xuyên cho trên 46.000 người, trợ cấp một lần trên 25.000 lượt người và các chính sách khác với tổng kinh phí trên 1.050 tỷ đồng/năm; giai đoạn 2012-2017, đã thực hiện trợ cấp cho 574.475 lượt đối tượng, kinh phí trên 7.000 tỷ đồng. Phong trào đền ơn đáp nghĩa được toàn xã hội quan tâm triển khai với nhiều hoạt động phong phú, có ý nghĩa chính trị ­xã hội sâu rộng[26]; tổng rà soát việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng theo Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đối tượng hưởng đúng: 95,46%, hưởng sai và chưa đầy đủ: 4,54%); tập trung giải quyết  hồ sơ tồn đọng, các kết luận thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cấp; chấn chỉnh, khắc phục các bất cập, hạn chế trong thực hiện chính sách; triển khai các hoạt động kỷ niệm ngày thương binh - liệt sỹ; cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch quy trình, thủ tục, kết quả giải quyết; triển khai kịp thời các chính sách mới; tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp sai phạm, đảm bảo quyền lợi cho người có công theo quy định.

* Chính sách việc làm và thị trường lao động: Thực hiện đồng bộ các chính sách việc làm, thị trường lao động, xuất khẩu lao động; đầu tư cơ sở vật chất, quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; mở rộng quy mô, hiệu quả hoạt động Sàn giao dịch việc làm, tư vấn, giới thiệu, giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động vùng tái định cư, thu hồi đất, vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển[27]. Theo số liệu điều tra, khảo sát của Cục Thống kê tỉnh thì tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đã giảm từ 64,19% năm 2008 xuống còn 52,21% năm 2017; tỷ lệ thất nghiệp 2,71%. Quy mô và chất lượng đào tạo nghề tăng nhanh qua các năm (năm 2008 là 1.097 người, năm 2017 tăng lên 4.716 người.

* Giảm nghèo: Thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững (Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ), Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 phê duyệt Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2020 với tổng kinh phí thực hiện hơn 7.400 tỷ đồng, trong đó ưu tiên tập trung nguồn lực để thực hiện các chính sách giảm nghèo[28]. Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã được thực hiện hiệu quả với sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, đồng thời phát động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội. Kết quả là tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, cận nghèo được cải thiện, từng bước tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản[29].

* Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế: Đến tháng 9 năm 2018, số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế là 1.123.676 người, trong đó: số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 84.906 người, với số tiền đã thu là 848 tỷ đồng; số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 6.077 người, số tiền đã thu là 25 tỷ đồng; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 70.632 người, số tiền đã thu là 57 tỷ đồng; số người tham gia bảo hiểm y tế là 1.117.599 người, số tiền đã thu là 703 tỷ đồng.

* Trợ giúp xã hội: Các chính sách trợ giúp xã hội được quan tâm chỉ đạo thực hiện đúng quy định; trong hơn 5 năm, đã trợ cấp thường xuyên cho 349.610 lượt người và cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế, trợ cấp mai táng phí kịp thời, đúng đối tượng, định mức[30].

 

Trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

 

* Giáo dục: Các mục tiêu đảm bảo giáo dục tối thiểu cơ bản đạt theo Nghị quyết số 70/NQ-CP, cụ thể: các chính sách về giáo dục không phân biệt giới tính, thành phần dân tộc; chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng và các chính sách hỗ trợ khác đối với học sinh nghèo, học sinh dân tộc vùng đặc biệt khó khăn.

 * Y tế: Các dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; chủ động kiểm tra, giám sát dịch tễ, không để dịch bệnh xảy ra; tỷ lệ trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đạt 98%; công tác phòng chống sốt rét, phong, lao, tâm thần, HIV/AIDS được chú trọng; giảm tỷ lệ nhiễm lao trong cộng đồng từ 187 trường hợp/100.000 dân (năm 2015) xuống còn 131 trường hợp/100.000 dân (năm 2017); đến năm 2016, tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiêm phòng uốn ván đạt 99,8%, tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai từ 3 lần trở lên đạt 91%; tỷ suất trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi tử vong giảm; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong y khoa; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tinh thần thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế hướng đến sự hài lòng của người bệnh.

* Nhà ở: Tỉnh đã có các chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và người thu nhập thấp, hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt, người có công với cách mạng, công nhân lao động thuê, học sinh, sinh viên [31].

* Nước sạch và vệ sinh môi trường: Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, ban hành mức giá sử dụng nước sạch; quyết định quản lý, sử dụng, khai thác các công trình cấp nước nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh. Tập trung chỉ đạo thực hiện tiêu chí nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; tính đến năm 2016, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 93%, tăng 12,84% và tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế đạt 42%, tăng 15,16% so với năm 2012.

* Tiếp cận thông tin truyền thông: Công tác thông tin, truyền thông được chú trọng, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt dự án tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đầu tư trang bị kỹ thuật, số hóa, phát sóng truyền hình lên vệ tinh; tính đến năm 2016, tỷ lệ xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo phủ sóng phát thanh, truyền hình mặt đất đạt 85%; tỷ lệ xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có đài truyền thanh xã đạt 90%, tăng 12% so với năm 2012.

* Công tác theo dõi, giám sát, đánh giá: Các sở, ngành, địa phương thường xuyên quan tâm theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách; phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý các khó khăn, vướng mắc ngay tại địa phương, cơ sở; thực hiện công khai, minh bạch, sử dụng và phát huy hiệu quả, đúng quy định các nguồn lực; hàng năm, tổ chức tổng kết, đánh giá công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và chỉ đạo cải cách hành chính trên các lĩnh vực chính sách xã hội, tạo thuận lợi nhất cho người dân, các đối tượng được thụ hưởng chính sách.

 

Khu Đền thờ Ngã ba Đồng Lộc

 

4. Về thực hiện các chính sách dân tộc, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tôn giáo của nhân dân

 * Chính sách dân tộc: Hà Tĩnh có 06 dân tộc thiểu số sinh sống với 404 hộ 1771 nhân khẩu chiếm tỷ lệ 0,14% dân số toàn tỉnh[32]. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chính sách dân tộc đạt nhiều kết quả tích cực. Quản lý, phân bổ ngân sách của Trung ương, địa phương về phát triển chính sách dân tộc hợp lý góp phần vào việc nâng cao đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ nghèo, rút ngắn khoảng cách chênh lệch phát triển giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đồng bằng, đô thị với nông thôn. Tính đến cuối tháng 10/2018 (giai đoạn 2010-2018), nguồn ngân sách Nhà nước cấp 36,142 tỷ đồng, trong đó: Vốn sự nghiệp: 2,142 tỷ đồng, vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 34 tỷ đồng (đã giải ngân đạt gần 99%). Gồm các dự án: Hỗ trợ phát triển sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng; đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng; hỗ trợ hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Chính sách cho dân tộc ít người.

 * Chính sách tôn giáo: Hà Tĩnh có 2 tôn giáo lớn là Công giáo và Phật giáo, khoảng trên 178.000 tín đồ và một số ít đồng bào theo đạo Tin lành, chiếm tỷ lệ khoảng 12% dân số toàn tỉnh[33]. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 11-KL/TU, ngày 18/4/2012 “về công tác tôn giáo Hà Tĩnh trong thời gian tới” và Thông báo 275-TB/TU, ngày 28/02/2013 “về chính sách đặc thù đối với một số cán bộ cốt cán trong tôn giáo”. Cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm đến các hoạt động tín ngưỡng của nhân dân, làm tốt công tác xã hội hóa trong xây dựng, tôn tạo, khôi phục các cơ sở tín ngưỡng; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân tổ chức hoạt động tín ngưỡng đúng với chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nhất là Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo, Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 10/ 01/2018 của Bộ Chính trị về “tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác tôn giáo trong tình hình mới” và Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết đồng bào theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

 - Công tác xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào tôn giáo được quan tâm. Từng bước củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và hoạt động của các tổ chức đoàn thể cơ sở vùng giáo. Xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách về tổ chức, bộ máy, cán bộ làm công tác tôn giáo trong cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp, cốt cán tôn giáo đủ năng lực, nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công tác tôn giáo. Công tác phát triển đảng viên trong tôn giáo được tập trung chỉ đạo, tổng số đảng viên là người công giáo hiện nay có 665 đồng chí[34].

5. Về đổi mới phương thức lãnh đạo, xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

* Về đổi mới phương thức lãnh đạo:

Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp quan tâm đổi mới nâng cao chất lượng, từ khâu chuẩn bị xây dựng nghị quyết, học tập quán triệt, ban hành các đề án, cơ chế, chính sách, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát. Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và nhiều cấp ủy đã xây dựng quy trình ban hành các nghị quyết, chỉ thị một cách khoa học, bám sát các chủ trương, nghị quyết của cấp trên, mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể lãnh đạo, của đảng bộ và nhân dân. Các nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và nhiều cấp ủy đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng. Đồng thời tập trung vào những mũi đột phá, trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn.

Khâu tổ chức thực hiện nghị quyết được đổi mới, những yếu kém được khắc phục dần, sau nghị quyết được ban hành, các tổ chức trong hệ thống chính trị có chương trình hành động, xây dựng cơ chế chính sách, cân đối huy động nguồn lực, phân công chỉ đạo và tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện gắn với đánh giá cấp ủy và đánh giá cán bộ, người đứng đầu, tính khả thi của nhiều nghị quyết được nâng cao; có những nhiệm vụ trọng tâm đã lãnh đạo huy động sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị, như: Xây dựng nông thôn mới, tái định cư giải phóng mặt bằng khu Kinh tế tỉnh, khắc phục hậu quả sự cố môi trường...

Một trong những đổi mới phương thức lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp thời gian qua là thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; chú trọng chỉ đạo xây dựng quy chế làm việc và hoạt động theo quy chế. Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII đã có những đổi mới quan trọng: Quy định rõ hơn trách nhiệm, quyền hạn của tập thể và cá nhân lãnh đạo; mối quan hệ công tác và sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng; phương pháp công tác và chế độ làm việc; trong đó quy định rõ hơn lãnh đạo kinh tế-xã hội và công tác cán bộ.

Trong đổi mới phương thức lãnh đạo, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp đặc biệt quan tâm đến công tác tổ chức bộ máy và cán bộ, đã có các nghị quyết, chủ trương sắp xếp lại, tinh giản, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 01/10/2003 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XV) về tăng cường lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ trong những năm tới; Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 19/8/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn; Kết luận số 05-KL/TU,  ngày 29/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số chủ trương nâng cao năng lực, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về sắp xếp, tinh giản bộ máy, biên chế, hoạt động hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị…

Trong lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy các cấp luôn lấy việc tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và vận động nhân dân làm đầu, coi đây là nền tảng cho thành công trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định số 657-QĐ/TU, ngày 04/4/2018 về Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với nhân dân… Đồng thời, chú trọng xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; lãnh đạo bằng sự gương mẫu của đảng viên, nêu gương người đứng đầu, bằng công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.

* Về xây dựng tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức cho các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan, đơn vị, khắc phục triệt để tình trạng quan liêu, trùng lặp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị. 

- Bám sát yêu cầu của Trung ương và tình hình thực tiễn của địa phương, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và ban hành các nghị quyết, kết luận, chương trình hành động để triển khai thực hiện[35]. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 05-KL/TU ngày 29/6/2016 về một số chủ trương nâng cao năng lực, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về sắp xếp, tinh giản bộ máy, biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị.

Sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 920-CTr/TU, ngày 31/01/2018, chỉ đạo các huyện, thành, thị ủy, đảng ủy trực thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, nhất là những nhiệm vụ chồng chéo, trùng lắp. Trên cơ sở đó xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy từ bên trong gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với tinh thần kiên quyết giảm và không thành lập mới các tổ chức trung gian, giải thể hoặc sắp xếp lại các tổ chức hoạt động không hiệu quả. Đến nay, các huyện, thành, thị ủy, đảng ủy trực thuộc, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh; các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị đang tập trung hoàn thiện đề án, gửi Ban Tổ chức cấp ủy thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Công tác tổ chức, bộ máy cán bộ đã có những bước đổi mới quan trọng: Nhiệm kỳ 2010-2015 tiếp tục rà soát, bổ sung quy định của các nhiệm kỳ trước và ban hành Quy định số 335-QĐ/TU, ngày 22/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ; Quy định số 336-QĐ/TU, ngày 22/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số chính sách đối với cán bộ, đảng viên; Quyết định số 668-QĐ/TU, ngày 12/7/2013 ban hành quy định, tiêu chuẩn cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quy định rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm và quy trình về công tác cán bộ.

Năm 2018 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành các quy định mới về công tác cán bộ: Quy định số 680-QĐ/TU, ngày 16/5/2018 về phân cấp quản lý cán bộ; Quy định số 681-QĐ/TU, ngày 17/5/2018 về một số chế độ chính sách đối với cán bộ, đảng viên; Quy định số 682-QĐ/TU, ngày 17/5/2018 về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; Kết luận số 92-KL/TU, ngày 03/10/2018 về một số vấn đề tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII), nhằm tháo gỡ các bất cập, khó khăn trong tổ chức thực hiện[36]. Đến nay, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thảo luận, cho ý kiến 3 đề án: Sắp xếp hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo; Sắp xếp, tinh giản bộ máy, biên chế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành Y tế Hà Tĩnh; Phương án sắp xếp, tổ chức lại các tổ chức hội quần chúng đặc thù hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh./.

 

PV (theo báo cáo của Tỉnh ủy Hà Tĩnh)

 



[1] năm 2017 kinh tế tăng trưởng 10,71%, mức cao so với 2016 nhưng vẫn giảm so với năm 2015; GRDP (giá so sánh) năm 2017 đạt 35.683 tỷ đồng, bằng 93,58% GRDP 2015 (38.129 tỷ đồng).

[2] Năm 2016 tăng 4,9%; năm 2017 giảm 4,19%; năm 2018 tăng 6,45%.

[3] Thu hút đầu tư xây dựng 2 Nhà máy chế biến gỗ (MDF, HDF, OKAL) với dây chuyền công nghệ hiện đại, công suất 300 nghìn m3/năm tại Vũ Quang và Kỳ Anh.

[4] Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh giai đoạn 2016-2018 vượt cả giai đoạn 2011-2015 (Bia 177,7 triệu lít, tăng 27,8%, sợi 13.877 tấn, tăng 63%, điện sản xuất 15 tỷ kwh, tăng 2,9 lần).

[5] Toàn tỉnh hiện có 22 CCN (tăng 3 CCN so với đầu kỳ); xúc tiến công nghiệp hỗ trợ, bước đầu triển khai các dự án công nghiệp hỗ trợ sau thép tại Khu kinh tế Vũng Áng.

[6] Năm 2016 âm 6,09%; năm 2017 tăng 6,1%; năm 2018 tăng 10,4%, nếu loại trừ năm 2016, bình quân 2017-2018 tăng 8,2%.

[7] hoàn thành đi vào hoạt động các dự án thương mại, dịch vụ du lịch hiện đại quy mô lớn như sân golf và trường đua chó Xuân Thành, resort 5 sao Vinpearl Cửa Sót, Trung tâm TM-KS 35 tầng Vincom, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chợ trung tâm huyện

[8] giai đoạn 2016-2018 hoàn thành chuyển đổi mô hình quản lý 74 chợ, đưa tổng số chợ chuyển đổi mô hình quản lý lên 114/127 chợ

[9] cơ cấu vốn đầu tư giai đoạn 2016-2018: khu vực nhà nước 17,18%, ngoài nhà nước 33,18%, FDI 49,64% (giai đoạn 2011-2015: khu vực nhà nước 12,66%, ngoài nhà nước 14,69%, FDI 72,64%)

[10] từ 14,7% (giai đoạn 2011-2015) lên 33,2% (giai đoạn 2016-2018)

[11] từ 72,6% (2011-2015) xuống còn 48,6% (2016-2018)

[12] tỷ trọng thu từ DNNN, DN FDI và thu ngoài quốc doanh/tổng thu tăng từ 55% (năm 2015) lên 64% (năm 2018).

[13]từ vị trí 45 năm 2015 lên vị trí 33 năm 2017 trong bảng xếp hạng PCI

[14]đánh giá của VCCI dựa trên việc cải thiện điểm số PCI gốc theo thời gian, giai đoạn 2007-2017; bao gồm các tỉnh: Bạc Liêu, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Thái Bình, Long An

[15] Tỷ lệ bình quân giáo viên trên lớp trên toàn tỉnh: Mầm non 1,69; Tiểu học 1,38; THCS 2,03; THPT 2,28. 5 năm qua, thực hiện chủ trương tinh giản biên chế của tỉnh, toàn ngành Giáo dục đã tinh giản được 315 biên chế. Trong đó, khối Mầm non: Trên chuẩn đào tạo 84%; Tiểu học: Trên chuẩn đào tạo 92%; THCS: Trên chuẩn đào tạo 84%, trong đó 50 người có trình độ thạc sĩ;THPT: Trên chuẩn đào tạo 17%, trong đó 4 người có trình độ tiến sĩ.

[15] Từ năm 2012 đến nay, toàn tỉnh đã xây mới và đưa vào sử dụng trên 3.230 phòng học, 180 phòng thực hành, 593 phòng bộ môn, 178 phòng thư viện., toàn tỉnh có 535 trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn (tỷ lệ  73,3%)

 

[17] gồm: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Công nghệ Thông tin, Viện Quy hoạch - Kiến trúc Xây dựng)

[18]Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh, Công ty Cổ phần đầu tư Vạn Xuân, Công ty TNHH Thương mại và DVVT Viết Hải, Công ty TNHH Phần mềm Phi Long, Công ty Cổ phần giống cây trồng Hà Tĩnh.

[19] Dự án đầu tư phát triển Cải tạo nâng cấp Trung tâm kỹ thuật Đo lường, thử nghiệm Hà Tĩnh với tổng mức đầu tư 15.103 triệu đồng; Dự án đầu tư nâng cao năng lực của Trung tâm ứng dụng Khoa học Công nghệ Hà Tĩnh với tổng mức đầu tư 98.698 triệu đồng; Dự án đầu tư Trạm kiểm định đo lường chất lượng tại Khu Kinh tế Vũng Áng với tổng mức đầu tư 23.265 triệu đồng

[20] Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 132/2010/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về “thông qua Đề án quản lý chất thải rắn trên địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2015 và định hướng những năm tiếp theo”; Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và định hướng đến 2030; Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 07/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với một số lĩnh vực về bảo vệ môi trường đến năm 2025 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 79/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh về một số chính sách bảo vệ môi trường giai đoạn 2018-2020, Quyết định số 11/2018/QĐ-UBND ngày 11/4/2018 của UBND tỉnh về quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh…

[21] Từ năm 2011 đến nay đã có 427 hồ sơ Báo cáo ĐTM[21], 23 Đề án BVMT chi tiết, 350 Đề án BVMT đơn giản, 117 hồ sơ phương án cải tạo, phục hồi môi trường  được thẩm định, phê duyệt; cấp huyện đã xác nhận 1.607 hồ sơ cam kết/ kế hoạch BVMT.

[22] Đến nay đã có 286 điểm, tăng 175 điểm quan trắc so với năm 2010.

[23]Tại các xã Kỳ Tân (Kỳ Anh), Xuân Thành, xã Cương Gián (Nghi Xuân), Phù Việt (Thạch Hà), Thạch Bằng (Lộc Hà), xã Đức Long (Đức Thọ) và Phố Châu (Hương Sơn).

[24] Hiện đang lắp đặt thêm các lò ở Phù Việt (Thạch Hà) và dự kiến lắp đặt thêm ở Thạch Đài, Thạch Trị (Thạch Hà); Cương Gián (Nghi Xuân); Sơn Ninh, thị trấn Tây Sơn (Hương Sơn); Đức Hương (Vũ Quang); Hương Thủy (Hương Khê); Đức Dũng (Đức Thọ).

[25] Trong giai đoạn 2011-2015 đã điều tra 143/160 điểm, tổ chức lấy mẫu và phân tích đánh giá mức độ ô nhiễm được 55/143 điểm và triển khai xử lý ô nhiễm tại 8/160; đã hoàn thành xử lý triệt để 6/12 điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và rút khỏi danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn được quan tâm đã làm thay đổi đáng kể nhận thức của người dân và chính quyền địa phương về bảo vệ môi trường. 

[26] Quỹ đền ơn đáp nghĩa các cấp đã huy động trên 35,7 tỷ, hỗ trợ xây mới, nâng cấp sửa chữa 5.292 nhà ở (xây mới 2.855 nhà, sửa chữa 2.437 nhà), với kinh phí gần 159 tỷ đồng, tặng 3.063 sổ tiết kiệm; tổ chức thăm hỏi, tặng hàng trăm ngàn suất quà cho người có công và đối tượng chính sách nhân dịp lễ, tết; thực hiện chính sách đối với 1.930 mẹ Việt Nam anh hùng (83 mẹ còn sống được các cơ quan, đơn vị nhận chăm sóc, phụng dưỡng); xây mới, nâng cấp 84 lượt nghĩa trang liệt sỹ cấp huyện và nhà bia ghi tên liệt sỹ cấp xã; tổ chức quy tập, an táng 202 hài cốt liệt sỹ; 100% xã, phường được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ, 98% hộ gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống nơi cư trú

[27] Trung bình mỗi năm giải quyết việc làm từ 30.000- 32.000 lượt người, trong đó, xuất khẩu lao động 5.500-6.000 người; gần 8 năm qua, đã đào tạo nghề lao động nông thôn cho 48.533 người;

[28] Bao gồm: hỗ trợ trên 30.000 hộ nghèo về phát triển sản xuất, hướng dẫn cách làm ăn cho 50.061 người nghèo; tổ chức đào tạo nghề cho 20.230 lao động; hỗ trợ 5.040 người xuất khẩu lao động; hỗ trợ cho 154.777 học sinh thuộc hộ nghèo, 93.062 học sinh thuộc hộ cận nghèo; cấp 591.103 thẻ Bảo hiểm y tế hộ nghèo, 655.423 thẻ BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo, 110.312 thẻ BHYT cho người dân vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn; hỗ trợ làm mới 10.721 nhà đại đoàn kết, sửa chữa 1.458 nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, 706/788 nhà ở phòng, tránh lũ.

[29] Cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 23,91%, cuối năm 2015 giảm xuống còn 5,82% (theo tiêu chí cũ). Đầu năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều là 11,4%, cuối năm 2017 còn 8,56%. Đến năm 2018, đã có 6/29 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển đạt xã nông thôn mới, trong tổng số 115 xã đạt nông thôn mới của tỉnh; tỉnh Hà Tĩnh không còn huyện nghèo, chỉ còn 6 xã, 13 thôn đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách theo Chương trình 135 (giảm 49 xã so với giai đoạn 2010-2015).

[30] Chính sách trợ giúp đột xuất được các cấp, các ngành quan tâm, cấp 16.661 tấn lương thực cứu đói, khắc phục thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, sự cố môi trường; hỗ trợ tiền điện cho 172.432 hộ nghèo, 308.332 lượt hộ bảo trợ xã hội; huy động nguồn lực thăm hỏi, tặng quà mỗi năm cho hàng trăm ngàn đối tượng xã hội, đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp Tết nguyên đán.

[31] Trên địa bàn tỉnh có 01 dự án xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp; 100 nhà chòi tại 2 huyện Hương Khê, Hương Sơn. Hỗ trợ xây dựng 754/782 nhà ở phòng, tránh bão, lụt (đạt 96,3%); Hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015: 1.214 hộ. có 122 hộ gia đình đã thực hiện xây dựng, sửa chữa nhà ở, trong đó 66 hộ đã vay vốn với số tiền 1,65 tỷ đồng. Hỗ trợ 5.118 hộ có công với cách mạng về nhà ở với 153,64 tỷ. Tổng số nhà ở công nhân đã được các đơn vị trong Khu kinh tế Vũng Áng xây dựng, bố trí cho 10.685 công nhân có nhu cầu về nhà ở; đang tiếp tục triển khai 04 dự án nhà ở công nhân tại Khu kinh tế Vũng Áng đáp ứng yêu cầu nhà ở cho 7.600 công nhân. Tỉnh đã triển khai 02 dự án Ký túc xá sinh viên bằng hỗ trợ từ nguồn vốn nhà nước...

[32] Trong đó, dân tộc Mán có 166 hộ, 672 nhân khẩu; dân tộc Tày có 04 hộ, 20 nhân khẩu; dân tộc Thái có 05 hộ, 25 nhân khẩu; dân tộc Lào có 163 hộ, 801 nhân khẩu; dân tộc Chứt có 44 hộ, 163 nhân khẩu; dân tộc Mường có 22 hộ, 90 nhân khẩu. Đồng bào các dân tộc Mán, Tày, Thái, Lào, Mường cơ bản đã đồng hoá, sống xen ghép với đồng bào Kinh tại 5 thôn, bản thuộc 3 huyện miền núi Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang. Riêng dân tộc Chứt sống tập trung ở 2 bản thuộc huyện Hương Khê.

[33] Đạo công giáo ở Hà Tĩnh có 6 hạt, 60 xứ, 232 họ đạo, 03 cơ sở dòng 252 cơ sở thờ tự; khoảng 158.638 giáo dân; 79 linh mục trong đó 62 linh mục quản xứ, 07 linh mục quản nhiệm chuẩn giáo xứ, 04 linh mục dòng, 06 linh mục hưu dưỡng; 140/262 xã, phường, thị trấn có bà con giáo dân, 598 thôn có đồng bào công giáo, trong đó có 80 thôn giáo toàn tòng. Phật giáo: có Ban Trị sự Phật giáo tỉnh và Ban Trị sự Phật giáo của 13 huyện, thành, thị; có khoảng 20.140 phật tử quy y; có 36 vị chức sắc trong đó 01 Hòa thượng, 02 Thượng tọa, 28 đại đức, 05 ni cô; 107 chùa có sinh hoạt phật giáo.

[34] Từ năm 2011 đến nay đã kết nạp được 121 đồng chí;  năm 2011 là 20 đồng chí; năm 2012 là 20 đồng chí; năm 2013 là 17 đồng chí; năm 2014 là 20 đồng chí; năm 2015 là 20 đồng chí, năm 2016 kết nạp được 18 đồng chí; năm 2017 là 9 đồng chí.

 

[35]Chỉ thị số 17-CT/TU, ngày 09/12/2011 về tăng cường công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Nghị quyết số 06-NQ/TU,ngày 24/9/2013 về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Hà Tĩnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo, Kế hoạch số 35-KH/TU, ngày 27/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; Chương trình hành động số 962-CTr/TU, ngày 19/8/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 64-KL/TW, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở"; Kết luận số 25-KL/TU, ngày 29/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU; Chương trình hành động số 477-CTr/TU, ngày 19/01/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; …

[36] Kết quả cụ thể: (1) Thôn, tổ dân phố: Xây dựng mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư; xác định quy mô thôn, tổ dân phố để chỉ đạo sáp nhập bảo đảm theo quy định hiện hành và phù hợp thực tiễn. Đến nay, bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận là 2016/2.115; bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là 56/2.115.(2) Xã, phường, thị trấn: Sắp xếp lại tổ chức bộ máy của khối Đảng, Chính quyền, Đoàn thể và các hội; bố trí kiêm nhiệm, liên thông giữa các khối cán bộ,khoán kinh phí hoạt động cho khối không chuyên trách cấp xã; mỗi đơn vị phải giảm được 1/3 tổng số cán bộ, công chức so với số lượng được quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và giảm 50% cán bộ không chuyên trách cấp xã; thực hiện cán bộ cấp xã làm việc theo nhiệm kỳ đúng tinh thần Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28/05/2013 của Ban Chấp hành Trung ương. (3) Huyện, thành phố, thị xã: Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong từng khối Đảng, Chính quyền, Đoàn thể, các tổ chức hội, các đơn vị sự nghiệp thuộc huyện; thực hiện kiêm nhiệm chức danh Trưởng Ban Tuyên giáo kiêm Giám đốc Trung tâm Chính trị cấp huyện. Thực hiện sáp nhập văn phòng cấp ủy với văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trưởng Ban Dân vận kiêm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện những nơi đủ điều kiện. Không xem xét thành lập mới các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, thực hiện sáp nhập các tổ chức hội theo tinh thần  Kết luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị. (4) Cấp tỉnh: Các ban xây dựng Đảng Tỉnh ủy đang tiến hành sáp nhập các phòng chuyên môn; Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh giao các sở, ngành, đơn vị trực thuộc xây dựng Đề án thực hiện Nghị quyết số 19, Nghị quyết số 20 hội nghị Trung ương 6, khóa XII.

 

Tin Liên quan

Góp ý về nội dung bài viết