Chủ Nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024

Một số kinh nghiệm của CHLB Đức về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ xã hội (phần 2)

Ngày phát hành: 26/09/2019 Lượt xem 2528

 

III. CÁC CHÍNH SÁCH GẮN TĂNG TRƯỞNG VỚI THỰC HIỆN TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở ĐỨC

Điều làm nên đặc trưng của các mô hình gắn kết tăng trưởng với phát triển xã hội của Đức phải nói đến vai trò của nhà nước. Theo mô hình này, các dịch vụ xã hội chủ yếu do nhà nước thực hiện. Ở Đức, cũng có sự phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội tham gia quản lý thực hiện. 

1. Vai trò của nhà nước còn gắn kết chặt chẽ với mức độ, phạm vi đáp ứng của các dịch vụ xã hội. An sinh xã hội từ giáo dục, y tế, phúc lợi được phân bổ rộng rãi, tiêu chí không chặt chẽ, có nghĩa là mọi người dân đều được đảm bảo các lợi ích và dịch vụ an sinh xã hội cơ bản với mức giá hợp lý hoặc miễn phí. Mọi người dân được hưởng các dịch vụ này từ lúc ở thời kỳ thai nghén cho tới khi chết. Mô hình  của Đức cũng có mức độ bình đẳng cao, có nghĩa là phân phối thu nhập tương đối công bằng thông qua việc áp dụng mức độ đánh thuế cao, giáo dục miễn phí và cơ hội bình đẳng trong tiếp cận việc làm; Chính phủ đảm bảo việc làm đầy đủ thông qua việc thực hiện các chính sách thị trường lao động tích cực.  Mô hình phát triển của CHLB Đức cũng cho thấy một mức độ bao phủ khá rộng tới các đối tượng dân chúng với mức chi trả khá cao trong các chương trình bảo hiểm xã hội. Giáo dục và đào tạo ở Đức chủ yếu là các cơ sở công lập, ở đó thực hiện miễn phí hoặc mức học phí rất thấp cho người học. Mô hình này cũng gây ra sự thụ động của người lao động do trông chờ vào chính sách hỗ trợ của chính phủ.

2. Về chí phí xã hội: So với các mô hình xã hội khác ở Châu Âu, mô hình Đức có chi phí xã hội cao hơn hẳn. Tuy nhiên, chi phí xã hội này được bù đắp bởi mức thuế rất cao (khoảng 50-51%), trong khi mức thuế của các mô hình xã hội Châu Âu khác thường thấp hơn (mô hình Địa Trung Hải mức thuế đóng góp là 42%, mô hình Anglo Saxon mức thuế đóng góp là 36%).Khi so sánh về tính bền vững, mô hình  Đức cho thấy có nhiều ưu việt nhất vì thu được những kết quả tốt nhất trên các khía cạnh: giảm thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo, đầu tư cho con người và chống thâm hụt ngân sách.

Nhờ chính sách đánh thuế cao và đầu tư hiệu quả cho giáo dục, trẻ em và thị trường lao động, thâm hụt ngân sách của các nước Đức luôn luôn thấp hơn các mô hình xã hội Châu Âu khác và đặc biệt từ cuối thập kỷ 1990 đến nay,  Đức luôn đạt thặng dư ngân sách trong khi các nước Châu Âu khác tiếp tục thâm hụt. Điểm ưu việt này không phải đất nước nào cũng học tập được, ngay cả ở các nước giàu có Châu Âu cũng như các nước khác như Mỹ, Nhật Bản. Đó là thành công của chính sách phúc lợi toàn dụng lấy con người là trọng tâm của sự phát triển.

Tuy nhiên, do các mô hình phát triển xã hội ở  Đức có sự chi trả cao nên gánh nặng ngân sách rất lớn. Thêm vào đó, tình trạng dân số ngày càng già đi, hệ số gánh vác của xã hội càng cao khiến cho xã hội đứng trước nguy cơ thiếu bền vững. Tình trạng nhập cư cả hợp pháp và bất hợp pháp vào Đức ngày càng gia tăng đã khiến cho xã hội Đức không còn giữ đúng chất của Đức nữa. Một số người do được trợ cấp của nhà nước đã sinh ra ỷ nại, thiếu chủ động làm xã hội có xu hướng kém linh hoạt và xơ cứng.

 

IV. NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA RIÊNG BIỆT CỦA NGƯỜI ĐỨC TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1. Văn hóa đọc là một nét đặc trưng của nước Đức, với nhiều hội chợ sách quanh năm, các thư viện Đức luôn là những nơi tuyệt vời cho những người cần nghiên cứu. Người Đức rất thích đọc sách nên bạn có thể dễ dàng tìm thấy những nơi bán sách đủ các loại khắp nơi, các cửa hàng bán sách cũ cũng rất nhiều với số lượng sách khổng lồ đủ mọi thể loại. Các hội chợ, lễ hội sách diễn ra quanh năm ở nhiều thành phố lớn, đây chắc hẳn là một nơi hấp dẫn cho những ai thích đọc và mua sách. Đức còn rất mạnh trong lĩnh vực thể thao với các đội tuyển hàng đầu thế giới. Nhất là bóng đá với thành tích vô địch bóng đá nam thế giới và châu Âu 3 lần. Đội tuyển bóng đá nam Đức với biệt danh Der Mannschaft nổi tiếng với tinh thần ý chí thép. Các môn thể thao khác như võ thuật hay trượt tuyết và các môn trong nhà cũng rất phát triển tại Đức

2. Văn hóa giao tiếp của người Đức: Trong cuộc sống hàng ngày, khi người Đức gặp nhau, người đến sau chào người đến trước hoặc hoặc người trông thấy người khác trước lên tiếng chào trước, đây được coi là nét văn hóa đặc trưng của người Đức. Trong hợp tác kinh doanh thì chào theo thứ bậc. khi gặp nhau những người đã quen biết nhau chào trước. Sau đó người cấp bậc thấp hơn giới thiệu những người cùng đi, rồi có người cấp bậc cao hơn giới thiệu thành phần đoàn của mình. Sau đó khi tất cả đã làm quen với nhau thì mới bắt tay nhau. Cử chỉ bắt tay ngắn, nhẹ nhàng, khi bắt tay thì nhìn thẳng vào nhau. Người Đức rất chú trọng cách xưng hô lễ nghi của mình, đây là điểm đặc biệt trong nét văn hóa đặc trưng của người Đức. Những người có học hàm học vị từ tiến sỹ trở lên thường được gọi cùng tên. Chẳng hạn như Tiến Sỹ Zimmermann, Giáo sư Schmidt. Những học hàm học vị thấp hơn không được nhắc đến trong xưng hô. Người Đức có thói quen gọi đầy đủ tên ghép của người đối thoại, các chức vụ chính thức hay tước vị như bộ trưởng, thị trưởng cũng được xưng: Thưa ngài bộ trưởng… đặc biệt với các tước hiệu quý tộc như bá tước, hầu tước, bạn cần đặc biệt chú ý: Thưa bá tước, thưa Tiến sĩ bá tước, thưa giáo sư tiến sỹ bá tước…

3. Văn hóa ứng xử của người Đức: Thông lệ “Ladies First” chỉ áp dụng trong cuộc sống thường nhật. Trong quan hệ làm ăn thì thông lệ là cấp dưới nể vì cấp trên. Ngày nay, cả nam lẫn nữ đều có thể là người mở cửa cho người khác hay giúp người khác mặc áo choàng, chỉ không ai được từ chối nhận cử chỉ đó. Nét văn hóa đặc trưng của người Đức này được đánh giá chuyên nghiệp cả trong kinh doanh và ứng xử thông thường. Khi làm quen chú ý nhấn mạnh những tương đồng để tạo bầu không khí thân thiện, không nên đề cập đến những chủ đề chính trị hay tôn giáo. Những nhận xét nên mang tính tích cực, không nên chỉ trích hay phê trách, không nên lôi kéo hay để bị sa đà vào cuộc tranh luận về vấn đề to tát.

4. Lời khen: Sử dụng lời khen hoàn toàn không thừa, nhưng chú ý đừng để quá thô thiển. Trong công việc cũng như trong cuộc sống thường nhật, càng tránh được việc đề cập cụ thể về diện mạo, trang phục… trong lời khen bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nếu muốn tán dương một chút thì tốt nhất chỉ nên đề cập tới những thành tích của họ, ưu điểm tính cách của họ, tinh thần hợp tác của họ…

5. Văn hóa dự tiệc của người Đức: Người Đức đặc biệt coi trọng giờ giấc. Vì vậy để không bị coi là mất lịch sự, bạn nên đến dự buổi tiệc đúng giờ. Nếu bạn đến trễ, hãy gọi điện thoại để thông báo và giải thích lý do. Người Đức cũng rất chú trọng các lễ nghi. Do đó, sau buổi tiệc một ngày bạn nên gửi thư cảm ơn vì sự tiếp đãi ân cần của chủ nhà. Bạn cần chú ý bởi đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người dân Đức.

6. Tiệc tùng Đức: Khi vào bàn tiệc, nếu chưa được mời, bạn không nên ngồi xuống bàn. Khi được mời ngồi, bạn phải ngồi đúng vị trí đã được sắp xếp. Bạn cũng cần chú ý trong cách sử dụng các dụng cụ trong bữa ăn: nĩa tay trái và dao tay phải và không dùng bữa khi chủ tiệc chưa có lời mời. Nét văn hóa đặc trưng này của người Đức còn được thể hiện tại các buổi tiệc lớn, hãy đợi chủ tiệc đặt khăn ăn vào lòng thì bạn mới làm theo như vậy. Tuyệt đối không đặt khủy tay lên bàn tiệc trong khi mọi người đang ăn uống. Với những món ăn như chả giò hay bánh mỳ bạn có thể dùng tay để chia nhỏ ra. Hãy cố dùng hết số thức ăn trong đĩa của bạn. Nếu muốn ra hiệu cho người phục vụ là bạn đã dùng xong bữa hãy đặt nĩa và song song bên phải của đĩa ăn, nĩa sẽ đặt hơi chếch cao hơn dao 1 tý. Khi cụng ly hãy để chủ tiệc nâng ly trước

7. Văn hóa kinh doanh của người Đức: Người Đức quan niệm rằng người lịch sự bao giờ cũng đến đúng giờ. Cả các sếp cũng vậy. Nếu chủ ý đến muộn để thể hiện cấp bậc của mình thì sẽ phản tác dụng. Khách là người đầu tiên trao danh thiếp. Nếu trao cho nhóm người thì người có cấp bậc cao nhất được trao đầu tiên. Nếu không biết thứ tự cấp bậc của chủ nhà thì trao danh thiếp cho tất cả, bắt đầu từ người ở bên cạnh mình. Phải xem danh thiếp trước khi cất đi cũng được doi là một nét văn hóa đặc trưng chuyên nghiệp của người Đức trong kinh doanh.

8. Coi trọng phụ nữ: Thông lệ “Ladies First” chỉ áp dụng trong cuộc sống thường nhật. Trong quan hệ làm ăn thì thông lệ là cấp dưới nể vì cấp trên. Ngày nay, cả nam lẫn nữ đều có thể là người mở cửa cho người khác hay giúp người khác mặc áo choàng, chỉ không ai được từ chối nhận cử chỉ đó.

9. Cách ứng xử qua điện thoại: Người gọi đến thường phải chào và xưng danh, tự giới thiệu về mình. Người được gọi điện thoại thường ít nhất nên xưng tên, không khi nào được sử dụng ngôi thứ ba để trả lời, chẳng hạn như “Đây là ông Schmidt”. Khi gọi điện thoại từ các máy điện thoại công cộng không nên nói tên cụ thể, đề phòng bị nghe trộm.

10. Trao danh thiếp: Khách là người đầu tiên trao danh thiếp. Nếu trao cho nhóm người thì người có cấp bậc cao nhất được trao đầu tiên. Nếu không biết thứ tự cấp bậc của chủ nhà thì trao danh thiếp cho tất cả, bắt đầu từ người ở bên cạnh mình. Phải xem danh thiếp trước khi cất đi.

12. Khu vực riêng tư: Trong văn phòng, ở hành lang hay khi gặp nhau nên chú ý giữ khoảng cách. Khoảng cách 60 cm được coi là khu vực dành cho bạn bè thân thiết. Khi trao đổi về công chuyện làm ăn nên đứng cách nhau khoảng 1 mét nếu chỉ có hai người, nếu đứng thành nhóm thì khoảng cách từ 1 - 2 mét. Để thể hiện sự tin cậy, tốt nhất là sử dụng động tác, cách nói và lựa chọn từ ngữ thích hợp.

13. Tính chính xác, đúng giờ: Người Đức quan niệm rằng người lịch sự bao giờ cũng đến đúng giờ. Cả các sếp cũng vậy. Nếu chủ ý đến muộn để thể hiện cấp bậc của mình thì sẽ phản tác dụng.

 

V. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ CỦA CHLB ĐỨC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Khác với các nước châu Âu, Đức được thành lập từ nhiều bang độc lập và các thủ đô tự trị với các chính sách văn hóa riêng, theo đó hình thành nhiều tổ chức văn hóa. Trong số đó, có những tổ chức với truyền thống văn hóa riêng biệt không bị tập trung hóa hoặc bị đồng hóa dưới thời đế quốc Đức (Reich) được thành lập năm 1871. Trong khi chính phủ mới dưới thời đế quốc Đức chịu trách nhiệm về các chính sách ngoại giao, các bang trực thuộc chính phủ lại chịu trách nhiệm về các chính sách văn hóa riêng của họ. Quyền tự trị của các thành phố mở rộng trong các lĩnh vực văn hóa với sự hỗ trợ của một cam kết vững bền với các ngành văn hóa và nghệ thuật. Chính sách văn hóa tại Đức dựa trên mô hình liên bang.Tất cả các cấp chính quyền hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp quy định quyền hạn liên quan trong lĩnh vực văn hóa. Hiến pháp quy định sự hợp tác giữa các cấp chính quyền về vấn đề văn hóa bằng cách hỗ trợ các tổ chức và hoạt động văn hóa. Mục tiêu quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển các chính sách văn hóa trên toàn nước Đức là đạt được sự cân bằng giữa trách nhiệm ngành kinh tế công trong đảm bảo sự tồn tại và chi phí cho các chương trình và tổ chức văn hóa mà không có sự can thiệp của chính phủ trong các hoạt động văn hóa.Hiện nay, một trong những mục đích chính của chính sách văn hóa của nước Đức là khuyến khích càng nhiều người tham gia vào nghệ thuật và văn hóa. Chính sách văn hóa cũng như các chính sách xã hội giải quyết các thách thức về mặt xã hội cũng như xu hướng phát triển nhân khẩu học, luồng di cư, các hệ thống điều chỉnh giá trị, phát triển tài chính, kinh tế hóa và số hóa.

1. Hệ thống các cấp chính quyền của CHLB Đức trong quản lý văn hoá xã hội

Đức là một quốc gia có bộ máy tổ chức liên bang với nhiều tầng quản lý khác nhau: Hiện nay, chưa có quy định chung về trách nhiệm của chính quyền liên bang trên các lĩnh vực văn hóa hoặc giáo dục. Do vậy, các bang là các nhà hoạt động chính trên lĩnh vực văn hóa và chịu trách nhiệm xây dựng ưu tiên hàng đầu về mặt chính sách, tạo nguồn ngân sách cho các tổ chức văn hóa liên quan và hỗ trợ các dự án có tầm quan trọng trong khu vực.Với hệ thống tổ chức liên bang và phi tập trung cao, nhiều đơn vị quản lý thực thi nhiệm vụ thiết lập và thực hiện các chính sách văn hóa bao gồm: các cơ quan lập pháp hoặc tự quản (quốc hội, các hội đồng), các cấp quản lý chính quyền trực thuộc chính phủ (các bộ hoặc cục, sở phụ trách vấn đề văn hóa) hoặc các cơ quan tư vấn (các ủy ban phụ trách chuyên môn).

a. Cấp liên bang

Quyền hạn của chính phủ liên bang đối với các chính sách văn hóa bao gồm giáo dục phổ thông và sau đại học. Kể từ năm 1998, Quốc hội Đức lần lượt thành lập Ủy ban Văn hóa và Thông tin liên bang với vai trò như một cơ quan giám sát hoạt động của Cơ quan ủy quyền về văn hóa và thông tin liên bang (BKM) và tư vấn cho các bộ chịu trách nhiệm về chính sách ngoại giao văn hóa tại Văn phòng chính phủ Đức. Một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của Ủy ban Văn hóa và Thông tin quốc hội là rà soát tất cả các sáng kiến về pháp luật và những thay đổi pháp lý trong khi tôn trọng ảnh hưởng có thể của chúng đến nền văn hóa.

b. Các tiểu bang và thị trấn, thành phố

Các tiểu bang, thị trấn và thành phố là các nhà hoạt động chính, chịu trách nhiệm về chính sách văn hóa tại Đức. Phạm vi và mức độ ưu tiên trên các lĩnh vực có sự thay đổi giữa các tiểu bang, giữa các thành phố, thị trấn. Theo quy định, văn hóa được kết hợp ở cấp bộ với các lĩnh vực chính sách khác chủ yếu liên quan đến giáo dục hoặc khoa học. Trong các trường hợp như vậy, các bộ, cục và sở chuyên trách về các vấn đề văn hóa đã được thành lập. Tại các thành phố và đô thị, quản lý các vấn đề văn hóa là trách nhiệm của các ủy viên văn hóa với cơ cấu hoạt động riêng biệt. Các hội đồng thành phố và địa hạt thành lập Ủy ban văn hóa riêng.

Các tiểu bang có thể tự ý chuyển nguồn ngân sách dành cho lĩnh vực văn hóa tới các thành phố, thị trấn. Luật Tài chính quy định đối với các lĩnh vực văn hóa có hiệu lực vào năm 1993, thực hiện trong thời kỳ 10 năm và sau đó được mở rộng áp dụng trong thời hạn nhất định. Xét trên lĩnh vực văn hóa, chính quyền Đức khẳng định vai trò liên quan đến văn hóa tại thủ đô Berlin và các cuộc đối thoại về di sản văn hóa. Sự hiện diện của Đức trong các chính sách văn hóa tại Liên minh châu Âu ngày càng trở nên quan trọng.

c. Các nhà hoạt động phi chính phủ

Mạng lưới tăng cường các tổ chức trung gian giữa bang và bối cảnh văn hóa đã hỗ trợ cho các hoạt động công cộng và có vai trò quan trọng tạo ra một cuộc sống sôi động, phát triển về mặt văn hóa tại Đức. Nhiều nhà tài trợ và công cụ văn hóa chính là một nhân tố quan trọng xét về mặt cơ cấu trong hệ thống quy định của Hiến pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành hoạt động của ngành văn hóa tại Đức.

d. Hợp tác liên bộ hoặc liên chính phủ

Các hành lang hợp tác cũng hoạt động tại thành phố, đô thị thông qua các tổ chức chính quyền địa phương như Hiệp hội các thành phố Đức, Hiệp hội các thị trấn và đô thị Đức, Hiệp hội các địa hạt Đức. Các tổ chức này đã thành lập các tiểu ban chuyên trách và các ủy ban văn hóa nhằm xác định các chủ đề cụ thể tạo nên sự tương đồng tại cấp bang và cấp liên bang. Văn phòng Ủy viên liên bang về Văn hóa và Thông tin (BKM) liên kết với KMK trong việc giải quyết vấn đề riêng khi cần thiết. Ngoài các liên kết song phương giữa bộ ngành liên quan và các khu thành thị riêng biệt, hoạt động tư vẫn diễn ra giữa các bộ và tổ chức chính quyền địa phương về các vấn đề có tầm quan trọng trong quy hoạch đất đai nói chung. Tại nhiều khu đô thị, các văn phòng chức năng riêng biệt đã được thành lập nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các tiểu khu vực.

2.  Hợp tác văn hóa quốc tế

a.  các xu hướng chính trong quá trình phát triển

Kể từ cuộc tranh luận về quan điểm hợp tác văn hóa quốc tế mới vào những năm 60 tại Đức, sau chính sách quốc phòng và kinh tế, chính sách văn hóa được xem như là trụ cột thứ ba của các chiến lược ngoại giao. Dù ảnh hưởng của các tổ chức địa phương và khu vực cũng như các tổ chức phi chính phủ ngày càng lớn, các chính sách quốc phòng và kinh tế vẫn là vấn đề trọng tâm. Trong 20 năm qua, chính sách ngoại giao văn hóa liên tục phải chịu sự cắt giảm chi phí. Cho đến năm 2005, vấn đề này mới được giải quyết khi vị thế của chính sách ngoại giao văn hóa ngày càng được khẳng định trong các chương trình nghị sự và được tăng cường nguồn kinh phí từ ngân sách liên bang.

b.  Các nhà hoạt động công và chính sách ngoại giao văn hóa

Các chỉ thị, hướng dẫn của chính phủ liên bang xác định ưu tiên hàng đầu của chính sách ngoại giao văn hóa và Văn phòng Ngoại giao là đơn vị xây dựng cũng như liên kết các ưu tiên này. Ủy viên Văn hóa và Thông tin liên bang chịu trách nhiệm về nhiều lĩnh vực quan trọng như dịch vụ truyền thông quốc tế hoặc sự hoàn trả các tác phẩm nghệ thuật. Các bộ khác thuộc liên bang như Bộ Giáo dục và Nghiên cứu liên bang, Bộ Hợp tác và Phát triển kinh tế liên bang cũng rất tích cực trong tham gia vào các chính sách ngoại giao văn hóa mặc dù xét về mức độ còn thấp hơn nhiều so với Văn phòng Ngoại giao và Cơ quan ủy quyền về Văn hóa và Thông tin liên bang. Vào năm 2014, Văn phòng Ngoại giao đi đầu trong thực hiện quy trình rà soát chính sách ngoại giao, một quá trình tự tìm hiểu về triển vọng và quan điểm phát triển chính sách ngoại giao của Đức.Các cơ quan chức năng liên quan cấp bang liên kết chặt chẽ với Chính quyền liên bang trong thực hiện chính sách ngoại giao văn hóa. Các đô thị, thành phố và các nhóm xã hội tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa trên phạm vi quốc tế.

c. Các nhà hoạt động và các chương trình hợp tác châu Âu/quốc tế

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa ngày càng trở nên quan trọng. Minh chứng chính là những nỗ lực lớn tạo các cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa. Vào năm 2015, Ủy ban UNESCO tại Đức đặc biệt tích cực tham gia vào quá trình phát triển và thông qua Hiệp định Bảo vệ và tăng cường sự đa dạng của các loại hình văn hóa như một công cụ pháp lý quốc tế. Các mối quan hệ hợp tác được mở rộng trên toàn châu Âu trong lĩnh vực văn hóa kể từ năm 1992 theo quy định tại điều 151 Hiến chương về Nền tảng cộng đồng châu Âu và điều 128 Hiệp ước Masstricht (Hiệp ước về Liên minh châu Âu) và điều 167 Hiệp ước Lisbon. Chương trình bao gồm các chương trình nhỏ, trung tâm phát triển văn hóa và thông tin cùng hỗ trợ hợp tác giữa các bang thành viên với nhau và giữa các bang thành viên với bên thứ ba. Mục đích chung của chương trình này là ngoài tăng cường sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa còn phải đẩy mạnh tính cạnh tranh của các ngành văn hóa và sáng tạo. Các đầu mối liên lạc trên phạm vi quốc gia chịu trách nhiệm thông tin về các chương trình cung cấp nguồn ngân sách cho ngành văn hóa với đại diện là Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, vẫn có các chương trình gây quỹ ngoài chương trình châu Âu sáng tạo dành cho các nhà hoạt động văn hóa. Một dự án khác do Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu khởi xướng vào năm 2008 nhằm hỗ trợ các hoạt động tại các vùng đô thị trong tăng cường tính đa dạng của loại hình văn hóa chính là “Chương trình các thành phố liên văn hóa”. Trong suốt thời kỳ Đức giữ chức chủ tịch EU vào năm 2007, chủ đề chính sách văn hóa châu Âu rất được chú trọng.

d.  Hợp tác trực tiếp về mặt chuyên môn

Ngoài tham gia vào các hoạt động lập kế hoạch phát triển thành phố đạt chuẩn quốc tế, các cộng đồng tại tất cả các bang tham gia vào xây dựng các mối quan hệ đối tác khu vực song phương hoặc đa phương cùng với cộng đồng hoặc cấp chính quyền trên lãnh thổ của các quốc gia khác (chủ yếu tại châu Âu). Kể từ những năm 70, nhiều nhà hoạt động tư nhân, các tổ chức chuyên nghiệp (nhà hát, bảo tàng hoặc thư viện) và các mạng lưới không chính thức đã bắt đầu phát triển các mối quan hệ ngoại giao quốc tế của chính họ cùng với các chương trình trao đổi văn hóa.

Văn phòng Ngoại giao không trực tiếp tham gia cấp kinh phí cho chương trình nhưng chịu trách nhiệm phân bổ phần lớn nguồn kinh phí cho các tổ chức trung gian thực hiện chính sách ngoại giao văn hóa như Viện Goethe và Viện Quan hệ quốc tế IfA. Ngoài ra, Văn phòng Ngoại giao hỗ trợ Dịch vụ trao đổi học thuật Đức (DAAD), cấp chi phí tổ chức các cuộc trao đổi quốc tế giữa các sinh viên và nhà khoa học. Chương trình Các nghệ sĩ tại Berlin với giải thưởng được trao cho các nghệ sĩ nước ngoài trong lĩnh vực nghệ thuật nghe nhìn, văn hóa và âm nhạc cho những người có một năm làm việc tại Berlin.

Ngoài ra, Văn phòng Ngoại giao hỗ trợ các dự án văn hóa lớn có ảnh hưởng sâu rộng đến các chính sách ngoại giao văn hóa. Đặc biệt, Ngôi nhà Văn hóa thế giới cũng nhận được các khoản tài trợ từ Văn phòng Ngoại giao trong tổ chức các chương trình liên kết như các buổi hòa nhạc, văn hóa đọc, triển lãm và hội thảo.

e. Đối thoại và hợp tác liên văn hóa giữa các vùng biên giới

Trong những năm qua, Chính phủ đặc biệt là Văn phòng Ngoại giao đã xây dựng một số chương trình hỗ trợ các cuộc đối thoại liên văn hóa giữa các vùng biên giới. Mục đích của các chương trình này là tăng cường khả năng giao lưu liên văn hóa của các thế hệ trẻ, đồng thời góp phần tạo sự rõ nét trong các chính sách giáo dục và ngoại giao văn hóa.

Tổ chức quan trọng khác là Hiệp hội Văn hóa liên bang với nhiều chương trình và dự án về các cuộc đối thoại liên văn hóa giữa các vùng biên giới như Bảo tàng Tình đoàn kết liên quốc gia và chương trình được xây dựng vào năm 2012 “Quỹ Hợp tác Đức-châu Phi”.

3. Các vấn đề văn hóa trong quá trình phát triển và các cuộc tranh luận về chính sách văn hóa

Sự sụp đổ của hệ thống tại châu Âu và thống nhất nước Đức vào năm 1989-1990 đã tạo nhiệm vụ văn hóa mới trong cả nước Đức và các mối quan hệ của Đức với các nước láng giềng.

Tình hình tài chính khó khăn của nguồn ngân sách công là một nhân tố quyết định trong các cuộc thảo luận về chính sách văn hóa ở cấp bang và thành phố kể từ giữa những năm 90. Hiện nay, áp lực đối với các tổ chức văn hóa cộng đồng đè nặng lên các cấp chính quyền địa phương cũng như cấp bang. Cùng với trách nhiệm ngày càng lớn, chính phủ liên bang tăng liên tiếp 5 lần nguồn ngân sách dành cho ngành văn hóa vào năm 2011. Trong 10 năm qua, các cuộc thảo luận và hành động của các nhà hoạt động trong lĩnh vực công và tư nhân đều tập trung vào:

- Hỗ trợ các tổ chức văn hóa tại thành phố mới Berlin.

- Trao quyền nhiều hơn cho chính phủ liên bang về vấn đề văn hóa

- Đơn giản hóa và tăng cường nguồn ngân sách văn hóa giữa các cấp chính quyền.

- Thông qua luật mới về bản quyền, thuế đối với các tổ chức cũng như tái áp dụng các quy định về bảo hiểm xã hội đối với các nghệ sĩ tự do.

- Giáo dục văn hóa

- Các ngành công nghiệp văn hóa

- Thu hồi các tài sản văn hóa bị tịch thu bất hợp pháp

- Hiệp ước UNESCO về Bảo vệ và Tăng cường tính đa dạng của các loại hình văn hóa

- Bảo tồn văn hóa theo hiến pháp.

- Tăng cường cam kết về văn hóa

- Hướng tới một cộng đồng văn hóa với tăng cường sự đa dạng về nhu cầu

- Di cư, sự đa dạng văn hóa, hợp tác liên văn hóa.

 

(Còn tiếp)

Nguồn: Báo cáo khảo sát tại CHLB Đức của Đề tài: “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng, vấn đề và định hướng chính sách” (mã số KX.04.17/16-20)

Tin Liên quan

Góp ý về nội dung bài viết