Thứ Năm, ngày 19 tháng 09 năm 2024

Sự hội tụ công nghệ và trách nhiệm của các chính phủ

Ngày phát hành: 06/04/2020 Lượt xem 1330


Công nghệ được phát minh không phải bởi những tiến bộ trong một ngành khoa học riêng lẻ, mà bởi sự hội nhập giữa những lĩnh vực khác nhau và sự tương tác với các cấu trúc xã hội. Với tư tưởng này, trách nhiệm của các chính phủ sẽ bị tác động thế nào bởi những thay đổi do công nghệ tạo ra trong hệ thống quốc tế?
Chính phủ các nước đã đánh mất vị thế là những đầu tàu của sự đổi mới trong thế kỷ XX, song điều này không có nghĩa là họ không còn vai trò gì trong thời đại hiện nay. Thông qua các khoản đầu tư, các sáng kiến chính trị và các quy định, các chính phủ đang sử dụng những công cụ quan trọng để định hình một đường lối mà trong đó sự đổi mới về công nghệ giao thoa với các cấu trúc xã hội. Sự giao thoa đúng đắn này, đặc biệt là liên quan đến thuật ngữ “hội tụ công nghệ”, rất đáng để tìm hiểu, và các nhà khoa học Mihael Roco và William Bainbridge đã mô tả sự hội tụ công nghệ là một sự hợp nhất giữa các quy tắc và các phương pháp, học thuyết và mục tiêu chung.

Hội tụ Công nghệ là gì?
Sự hội tụ công nghệ nghĩa là cân nhắc những tác động đến con người và các cấu trúc quyền lực - dù là ở quy mô cá nhân, tổ chức, cộng đồng, xã hội hay toàn cầu. Để đạt được điều này, việc các chính phủ đặt ra những mục tiêu chung là điều khá quan trọng, để một mục tiêu vĩ đại hơn, chứ không chỉ là công nghệ, định hướng các quyết sách. Sau khi đưa ra một ví dụ của loại hình hội tụ này, xu hướng này được nghiên cứu dưới sự cân nhắc về cái mà hai nhà khoa học Roco và Bainbridge đã mô tả là trách nhiệm của các chính phủ. Những trách nhiệm này đặt ra những ưu tiên nghiên cứu trong dài hạn và tạo điều kiện cho việc phát minh cũng như triển khai các công nghệ sinh lợi. Cùng lúc, chúng cũng phải tôn trọng các ý nghĩa đạo lý và xã hội của sự ứng dụng các công nghệ. Ví dụ về khoa học thần kinh hội tụ với các phát minh công nghệ cao giúp cho khái niệm về hội tụ công nghệ được cụ thể hơn. Mặc dù qua nhiều thập kỷ được hình thành quan niệm, song phần cứng như là các con chip mô phỏng não bộ con người và hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) được gọi là mạng lưới thần kinh mới đây đã trở thành một công nghệ tiên tiến nhất. Các công nghệ này cho phép máy tính hoạt động nhanh hơn và nắm bắt được các nhiệm vụ tương đối phức tạp. Chúng đã thay đổi các tên gọi của mình từ thực tế rằng chúng bắt chước các đặc điểm của não bộ con người, từ cấu trúc cho đến hiệu suất năng lượng. Trong ví dụ này, khoa học thần kinh không chỉ đơn thuần là một nguồn cảm hứng, mà thực sự là một phần của nền tảng để mở ra những đường biên giới mới của các phát minh công nghệ cao. Những tiến bộ trong khoa học thần kinh có thể có những tác dụng khuếch đại khi chúng được tích hợp vào trong thiết kết của các công nghệ tiên tiến này, bao gồm trong AI hay thậm chí là các giao diện máy tính - não bộ. Thấy được tác động thực sự của những công nghệ này có nghĩa là hiểu được cách con người tương tác với chúng, như những gì có thể tìm hiểu được về khoa học xã hội và nhân văn.
Việc giới thiệu những yếu tố xã hội này rất quan trọng bởi công nghệ luôn đóng vai trò hoặc kích thích, hoặc xoa dịu các vấn đề đang tồn tại. Do bản thân công nghệ không thể một mình tạo ra được các vấn đề, nên nó cũng không nên được coi là một giải pháp.

 


Đổi mới có trách nhiệm
Sự đổi mới công nghệ đang ngày càng trở nên phức tạp, chủ yếu là bởi nó dựa trên sự hội nhập giữa các lĩnh vực khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là tốc độ của sự đổi mới có thể khiến cho giới hoạch định chính sách ngày càng khó dự đoán. Lý do không phải là bởi các chính phủ đã không còn là những đầu tàu của sự cách tân, mà phần nhiều là vì có quá nhiều thành phần và tốc độ phát triển của chúng quá nhanh để có thể giám sát. Thay vào đó, vai trò của các chính phủ trong việc quản lý công nghệ phụ thuộc vào việc định hướng sự phát triển theo một cách thức sinh lợi cho các xã hội của họ - hoặc thậm chí cho toàn nhân loại nói chung. Một tên gọi được công chúng và các lĩnh vực ủng hộ cho vai trò này chính là sự đổi mới có trách nhiệm.
Đổi mới có trách nhiệm có thể được thực hiện trong sự kết hợp với ba trách nhiệm khác của chính phủ là đặt ra những ưu tiên dài hạn, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sáng kiến và triển khai, và quản lý các khía cạnh đạo đức và xã hội, trong đó bao gồm nguy cơ lạm dụng công nghệ. Thay vì coi đây là những vấn đề riêng rẽ, cách thức chúng liên kết thông tin với nhau mang lại cho các chính phủ một vai trò mạnh mẽ hơn. Trách nhiệm đặt ra các ưu tiên nghiên cứu dài hạn là rất khó bởi nó bao gồm sự đầu tư lâu dài và môi trường phù hợp để kích thích sự sáng tạo phát triển thành sáng kiến. Ngoài ra, nó còn bao gồm việc nâng cao vị thế của các nhà trung gian công nghệ và các chuyên gia trong các lĩnh vực như lịch sử, nhân chủng học, khoa học xã hội và đạo đức. Vai trò của chính phủ trong việc đưa các ý nghĩa đạo đức và xã hội của công nghệ tiềm năng vào các giai đoạn đầu tiên của vòng quay đổi mới có lẽ là một vai trò mang tính cấp thiết nhất.

 


Phù hợp với các giá trị nhân văn
Khi các sáng kiến và các xã hội ngày càng kết nối với nhau nhiều hơn, thì ngày càng có nhiều ngành công nghiệp phải cân nhắc xem làm thế nào để các sản phẩm và dịch vụ của họ trở thành các nhân tố thúc đẩy hay kích thích sự thay đổi xã hội. Để đạt được mục tiêu này, vai trò của chính phủ phải bao gồm việc tạo điều kiện cho sự hội tụ. Điều này đồng nghĩa với việc khích lệ những nỗ lực đa ngành hơn và sự nhìn nhận đúng đắn hơn về mối quan hệ xã hội-công nghệ mà nhiều phát minh đang đúc kết.
Hiện nay, các cuộc thảo luận đang tập trung vào sự quản trị và đạo lý của AI. Việc giải đáp những vấn đề này một cách đúng đắn là rất quan trọng, bởi AI là một công nghệ phục vụ các mục tiêu chung, chẳng hạn như điện năng hay động cơ hơi nước, vốn sẽ tác động đến mọi lĩnh vực. Các vấn đề này càng trở nên quan trọng hơn khi lên kế hoạch quản lý các công nghệ mới nổi - và như vậy AI có thể được coi là nền tảng cho sự quản lý sự hội tụ công nghệ trong tương lai, khi các vấn đề về sự gia tăng tính nhân văn trở thành một xu hướng chính thống.
Đối với các chính phủ, việc định hướng những sự phát triển này có thể mang ý nghĩa gắn sự phát triển công nghệ với các giá trị nhân văn để đem lại lợi ích cho xã hội - cũng như khẳng định vai trò của họ trong việc phát triển các quan niệm về sức mạnh vốn ngày càng liên quan đến công nghệ./. 

 

Theo TTXVN

https://news.vnanet.vn/?created=7%20day&servicecateid=1101&scode=1&qcode=17

Tin Liên quan

Góp ý về nội dung bài viết