Thứ Tư, ngày 04 tháng 12 năm 2024

Tọa đàm khoa học tổng kết 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Gia Lai

Ngày phát hành: 28/10/2018 Lượt xem 3845

 

Quang cảnh Tọa đàm

 

Vừa qua, Hội đồng Lý luận Trung ương đã phối hợp với Thường trựcTỉnh ủy Gia Lai tổ chức tọa đàm khoa học Tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; trọng tâm là 10 năm thực hiện cương lĩnh 2011 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Dự Tọa đàm có các đồng chí: GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Ủy viên Ban Chỉ đạo Tổng kết; Đặng Phan Chung, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Hồ Văn Điềm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Lê Phan Lương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh và các thành viên Đoàn nghiên cứu, khảo sát của Hội đồng Lý luận Trung ương.

Trong hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trọng tâm là 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011, Tỉnh ủy đã ban hành nhiều nghị quyết và chương trình hành động, xác định nhiệm vụ, các nhóm giải pháp nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các nguồn lực xã hội thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, phát triển văn hóa-xã hội-con người, xây dựng hệ thống chính trị và đến nay đã đạt được kết quả quan trọng như:

Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh duy trì khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, sản xuất công nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng, bình quân đạt 9%/năm; đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, phát triển bền vững phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu; đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch, đề án để ưu tiên thúc đẩy, phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, từng bước giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra; công tác xóa đói, giảm nghèo được triển khai thực hiện tích cực và đạt những kết quả đáng khích lệ; chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã huy động được sức mạnh tổng hợp của xã hội (đến tháng 7-2018 toàn tỉnh có 60 xã đạt chuẩn nông thôn mới); công tác an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Hệ thống an sinh xã hội phát triển đa dạng, ngày càng mở rộng và có hiệu quả; công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, gắn với bảo vệ môi trường được chỉ đạo thường xuyên, nhận thức bảo vệ môi trường được nâng lên; công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hàng năm đảm bảo chặt chẽ, nền nếp và dần đi vào thực chất...

Những thành tựu nêu trên là thực tiễn minh chứng cho tính đúng đắn các Cương lĩnh của Đảng, tuy nhiên quá trình thực thiện Cương lĩnh trên địa bàn tỉnh Gia Lai những năm qua cũng đặt ra một số vấn đề cần tiếp tục làm rõ:

- Việc hoàn thiện cơ chế thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác với những chính sách cụ thể để khuyến khích mở rộng quy mô sản xuất, gắn với việc tham gia sâu hơn vào thị trường; khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ và tự phát, kém hiệu quả như hiện nay;

- Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và việc triển khai xây dựng nông thôn mới ở Tây nguyên.

- Đưa tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành những quy định chuẩn mực trong xây dựng con người Việt Nam hiện nay.

- Quá trình nảy sinh và ảnh hưởng tiêu cực của các tư tưởng ly khai, dân tộc cực đoan trên địa bàn Tây Nguyên.

- Việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực thực sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

- Mối quan hệ giữa Đảng với dân, dân với Đảng và công tác vận động quần chúng, cơ chế phát huy tối đa quyền làm chủ thực sự của nhân dân.

- Xu hướng phát triển của các tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam; bản chất và xu hướng phát triển của các “đạo lạ”, “tà đạo” hiện nay.

- Những bài học kinh nghiệm và giải pháp giải quyết căn bản vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo trong điều kiện mới...

 Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã thẳng thắn trao đổi, làm rõ những hạn chế cũng như đưa ra một số giải pháp liên quan đến quá trình thực hiện Cương lĩnh. Cụ thể: cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm; sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết và thị trường; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu những chuyên gia giỏi và đầu đàn trên các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học công nghệ và quản lý; kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững; khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bào kinh và đồng bào dân tộc thiểu số, phân hóa xã hội có xu hướng ngày càng gia tăng; chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề còn hạn chế, bất cập…

Phát biểu tại buổi làm việc, GS.TS Tạ Ngọc Tấn ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà tỉnh Gia Lai đạt được trong 30 năm xây dựng và đổi mới. Trong đó nhấn mạnh, Gia Lai đạt được như hôm nay là do biết phát huy tính sáng tạo, tinh thần dân chủ và đoàn kết. GS.TS Tạ Ngọc Tấn cũng lưu ý, Gia Lai cần phát triển kinh tế theo đặc thù của địa phương; cần phải có chính sách cụ thể và hợp lý đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

 

Bên Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên ở Quảng trường Đại đoàn kết, TP Pleiku

 

Trước đó, Đoàn công tác của Hội đồng Lý luận Trung ương đã tới thăm nhà máy thủy điện Ialy, dâng hương tại đền thờ Bác Hồ trên Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku, tiến hành nghiên cứu, khảo sát, làm việc với Đảng ủy xã Ia Kla và Huyện ủy Đắc Cơ về thực tế triển khai Cương lĩnh ở địa bàn của xã và huyện thời gian qua./.

 

Nguyễn Tiến 

 

Tin Liên quan

Góp ý về nội dung bài viết