Thứ Ba, ngày 05 tháng 11 năm 2024

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Những kỹ năng thế kỷ XXI và vai trò của giáo dục

Ngày phát hành: 16/07/2019 Lượt xem 3298

 

1. Bối cảnh của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với phát triển nguồn nhân lực

Con đường hướng tới sự thịnh vượng của Việt Nam đòi hỏi phải tăng năng suất liên tục với định mức tăng trưởng hàng năm 6-7%. Để đạt được mục tiêu này trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ và kỹ thuật, chúng ta cần phải dựa vào nền kinh tế tri thức với nguồn vốn nhân lực chất lượng cao.

          Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ trong 2 thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 chính là những nền tảng then chốt tạo nên những cú huých của sự tăng trưởng và phát triển. Năng suất lao động và của cải vật chất của toàn xã hội đã được tăng lên theo cấp số nhân.

Những đột phá về công nghệ sẽ làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất và kinh doanh, kéo theo hàng loạt những thay đổi về mô hình tổ chức, quản lý và dịch vụ. Theo báo cáo ASEAN trong chuyển đổi – Công nghệ sẽ làm thay đổi cơ cấu ngành nghề và doanh nghiệp như thế nào của Tổ chức Lao động Thế giới năm (ILO 2016), hơn 60% công nhân được trả lương trong khối ngành điện tử - điện lạnh của Indonesia, Philipines và Việt Nam có nguy cơ bị thay thế bởi máy móc tự động hóa. Đối với ngành may mặc và da giầy, tỉ lệ này lên tới 86% đối với thị trường lao động của Việt Nam. Như là một hệ quả, chúng ta sẽ ngày càng phải đối mặt với nghịch lý của thị trường lao động: tỷ lệ thất nghiệp tăng cao (đối với nhóm lao động tay nghề thấp) đồng thời khan hiếm nguồn lực lao động tay nghề cao. Báo cáo của Nhóm tư vấn Boston (BCG 2016) nhận định rằng đến năm 2030, hầu hết các nước sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động, bao gồm các nước có dôi dư 0 – 5%.

Bên cạnh đó, từ góc độ nhân khẩu học, dân số Việt Nam đang trong thời kì dân số vàng với 25% dân số nằm trong độ tuổi 10 – 24. Lực lượng lao động trong độ tuổi 15 – 29 của Việt Nam là khoảng 25% và khoảng 50% người lao động đưới 40 tuổi. Việt Nam cũng là nước có tỉ lệ phát triển nhóm trung lưu mạnh nhất khu vực Đông Nam Á với mức độ tăng trưởng 12,9% hàng năm trong giai đoạn 2012 – 2020 (BCG 2013).  Tuy nhiên, cấu trúc tháp dân số Việt Năm đang ở cuối của cấu trúc dân số vàng chuyển sang giai đoạn già hóa dân số (Hình 1).

 

 

Hình 1. Sự dịch chuyển cấu trúc dân số của Việt Nam

(Nguồn: CIA World Factbook, Cập nhật 01/2018)

            Bên cạnh đó, theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF 2017), tốc độ già hóa dân số ở Việt Nam được dự báo sẽ xảy ra nhanh và ở mức thu nhập bình quân đầu người tương đối thấp. Hình 2 cho thấy số năm để tăng tỉ lệ phụ thuộc của người cao tuổi từ 15% đến 20% dự kiến chỉ mất 8 năm tại Việt Nam, một tốc độ lão hóa tương tự đối với các nền kinh tế châu Á khác. Quá trình chuyển đổi tương tự mất 26 năm ở châu Âu và hơn 50 năm ở Hoa Kỳ. Điều này có hai hàm ý. Thứ nhất, Việt Nam sẽ có ít thời gian hơn để thích nghi với các chính sách cho nền dân số già so với nhiều nền kinh tế tiên tiến. Thứ hai, Việt Nam có nguy cơ trở nên già hóa trước khi trở nên giàu có. Nói cách khác, Việt Nam có khả năng đối mặt với những thách thức của chi phí tài chính cao của việc già hóa dân số trong khi mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người thấp. Hình 3 cho thấy thu nhập bình quân đầu người ở mức tương đương sức mua khi so sánh với Hoa Kỳ của các nước khi ở đỉnh về tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động. Trong số các quốc gia được so sánh, Việt Nam khi tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động đạt đến đỉnh điểm, thì mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất.

 

 

Hình 2. Tỷ lệ phụ thuộc tăng từ 15% lên 20% (tỷ lệ dân số trên 65 tuổi/ dan số 15-64 tuổi).

Hình 3. Mức thu nhập bình quân đầu người tại đỉnh cao của dân số trong độ tuổi lao động.

            (Nguồn: IMF 2017)

 

Có thể so sánh một cách hình tượng, chúng ta đang đứng trước cơ hội khai thác mỏ vàng dân số, với thời gian cấp phép ngắn và điều kiện công nghệ, kỹ thuật hạn chế. Làm thế nào để chúng ta tận dụng được tốt nhất cơ hội này? Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư cần được nhìn nhận như là cơ hội để chúng ta tăng năng suất lao động dựa trên những ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng hiện nay. Chắc chắn rằng, giáo dục và đào tạo sẽ đóng vai trò then chốt để giải quyết bài toán lớn này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về câu hỏi: giáo dục cần chuẩn bị những gì cho thế hệ trẻ trong tương lai? Tuy nhiên, trước khi nói về tương lai của của giáo dục, chúng ta cần nhìn nhận một cách khách quan về những thành tựu của giáo dục Việt Nam trong thời gian qua cũng như những thách thức mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong thời gian tới.

2. Một số thành tựu của giáo dục Việt Nam trong thời gian qua

Ở một góc độ nào đó, thành công của Việt Nam trong lĩnh vực tiếp cận giáo dục cơ bản và kết quả học tập đã gây ấn tượng với các nhà hoạch định chính sách giáo dục trên toàn thế giới. Dù mức độ phát triển kinh tế của đất nước còn thấp, học sinh Việt Nam nhìn chung vẫn đạt kết quả vượt trội so với học sinh các nước OECD trong Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế. Theo kết quả PISA năm 2015, Việt Nam đứng thứ 8 về Khoa học, thứ 22 về Toán, thứ 32 về Đọc hiểu trong số 72 quốc gia tham gia đánh giá. Điểm trung bình của Việt Nam về Khoa học cao hơn 32 điểm so với mức trung bình của OECD, tương đương với khoảng một năm học (Bảng 4).

 

                                                                       Bảng 4. Kết quả PISA 2015.

 

Nếu phân tích sâu hơn về điểm đọc hiểu trung bình PISA 2015 và mức chi tiêu công cho mỗi học sinh, có thể thấy kết quả của Việt Nam vượt trội so với trung bình của các nước trong khối OECD trong khi mức đầu tư cho giáo dục của chúng ta thấp hơn hẳn (Hình 5).

 

      

 

                        Hình 5. Tương quan giữa đầu tư công và kết quả PISA

Nguồn: Kataoka, 2018

So với Indonesia, Peru là những nước có mức đầu tư tương đương, hay Thái Lan, Brazil là những nước có mức đầu tư gấp đôi Việt Nam, chúng ta vẫn có sự chênh lệch về kết quả vượt trội, hơn 90 điểm, tương đương với khoảng 2-3 năm học.

Đánh giá tổng thể về hệ thống giáo dục, Việt Nam có nhiều đặc điểm chung với các hệ thống giáo dục thành công khác ở khu vực Đông Á:

  • Cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện cơ hội học tập của tất cả mọi người.
  • Cơ chế trách nhiệm cao đối với trường học, được hỗ trợ bởi hệ thống báo cáo và giám sát nội bộ cũng như bên ngoài mạnh mẽ, đã góp phần mở rộng và không ngừng cải tiến hệ thống giáo dục.
  • Việt Nam cũng có những điểm tương đồng liên quan đến các khía cạnh văn hóa như đề cao giáo dục, kỳ vọng cao của các bậc cha mẹ và môi trường kỷ luật cao đối với giáo viên và học sinh.

Trong khuôn khổ nghiên cứu của Dự án Nghiên cứu Hệ thống giáo dục Việt Nam (RISE), dự án kéo dài sáu năm nhằm tìm hiểu cách Việt Nam “thành công” trong việc xây dựng một hệ thống giáo dục giúp các học sinh của nước này đạt được trình độ học tập cao hơn các bạn đồng trang lứa ở cả những quốc gia giàu có hơn nhiều, Glewwe, Dang, Lee và Vu (2017) đã chỉ ra rằng chênh lệch điểm trung bình PISA giữa Việt Nam và một số nước ở điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tương đương, không phải do học sinh Việt Nam có các phẩm chất tốt hơn mà là do các phẩm chất đó được phát huy với hiệu suất cao hơn ở Việt Nam so với các quốc gia khác. Nói một cách khác, hệ thống giáo dục Việt Nam đang thực hiện hiệu quả hơn việc chuyển đổi các yếu tố quan sát được thành kết quả đầu ra.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những thành công này?

Bên cạnh những nỗ lực từ bên trong của ngành giáo dục như cần nhìn nhận đến sự quan tâm của toàn bộ hệ thống và xã hội đối với mục tiêu phát triển giáo dục.

Giáo dục và đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu trong việc thúc đẩy phát triển đất nước. Điều nay được thể hiện qua những cam kết dài hạn của chính phủ trong cải thiện cơ hội học tập của tất cả mọi người. Việt Nam luôn là quốc gia chi tiêu cao cho giáo dục. Trong những năm vừa qua, đầu tư của Việt Nam cho giáo dục ngày càng tăng, duy trì mức chi 20% tổng chi ngân sách, khoảng 5,8% GDP cho giáo dục. Bên cạnh đó, chính phủ luôn ưu tiên đầu tư vào giáo dục mầm non và giáo dục cơ bản, đồng thời hướng đến công bằng trong giáo dục. Việt Nam luôn có những chính sách cụ thể nhằm phân bổ mức chi tiêu cao hơn cho học sinh và giáo viên tại các tỉnh và huyện ở khu vực khó khăn. Chính sách đầu tư này đã phát huy hiệu quả khi tỷ suất sinh lợi của việc đi học ở Việt Nam cao hơn so với hầu hết các nước trong khu vực .

Chúng ta cũng nằm trong nhóm nước có mức chi cao cho giáo dục trong khu vực: Việt Nam có mức chi công cho giáo dục tương đương với Malaysia. Trong khi đó, Singapore, Philipines chỉ khoảng 2,5-3%, Indonesia, Hongkong, Nhật Bản dưới 4%, Thái Lan, Hàng Quốc 4,5-5%. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng khi tính ra con số tuyệt đối thì tổng đầu tư của chúng ta còn thấp so với các nước trong khu vực (Biểu đồ 6). 

Biểu đồ 6. Đầu tư công cho giáo dục của một số nước khu vực Đông Á (% GDP)

Nguồn: Educational Financing in Vietnam 2009 – 2013 (MOET & GSO)

 

Cũng phải nói đến đóng góp không nhỏ từ cha mẹ học sinh đối với việc học tập của trẻ nhỏ. Mặc dù chính phủ dành một phần tương đối lớn ngân sách của đất nước cho giáo dục, nhưng điều đó không có nghĩa là chi tiêu tư nhân thấp ở Việt Nam. Ngược lại, các gia đình Việt Nam dành tỷ lệ lớn tổng chi tiêu cho giáo dục, ngay từ các cấp giáo dục cơ bản, khoảng 2% GDP, cao gấp đôi mức trung bình, 0.9% GDP, của OECD và một số quốc gia tương đương không thuộc OECD. Con số này cho thấy sự quan tâm đến giáo dục trong mỗi gia đình Việt Nam và góp phần lý giải cho sự thành công của giáo dục.

 

                                                Biểu đồ 7. Chi cho giáo dục từ chính phủ và từ hộ gia đình

Nguồn: Educational Financing in Vietnam 2009 – 2013 (MOET & GSO)

 

Các nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương thường phân bổ tỷ lệ nhỏ GDP cho giáo dục mầm non, nhưng Việt Nam là một ngoại lệ. Chính phủ Việt Nam dành 0,62% GDP cho giáo dục mầm non, cao hơn mức trung bình 0,54% của các nước OECD. Điều nay cho thấy, Chính phủ luôn quan tâm đến tiếp cận công bằng với giáo dục mầm non, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững con người trong tương lai. Trong Luật Giáo dục năm 2009, Chính phủ đặt mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Năm 2017, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu này nhờ vào chính sách đầu tư mục tiêu cho giáo dục mầm non.  

 

3. Những thách thức quan trọng trong việc đưa đất nước trở thành nền kinh tế dựa trên tri thức

Bên cạnh những thành tựu mà chúng ta đã đạt được, vẫn có những thách thức về nâng cao chất lượng và tính thiết thực của giáo dục phổ thông, cũng như về đào tạo con người toàn diện về năng lực và phẩm chất cho thời đại mới.

Vấn đề không chỉ chúng ta mà nhiều quốc gia đều nhận thấy và đặt ra đó là chuyển từ một nền giáo dục nặng về trang bị kiến thức, kỹ năng cho người học sang một nền giáo dục giúp phát triển năng lực, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo cho người học, đáp ứng những yêu cầu đặt ra cho công dân trong thời đại mới. Chương trình giáo dục phổ thông mới được đưa vào triển khai từ năm 2020, chuyển từ cách tiếp cận nội dung sang phát triển năng lực và phẩm chất sẽ là tiền đề cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông.

Tuy nhiên, một câu hỏi lớn cần đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đó là: giáo dục của Việt Nam cần phải làm gì để đưa đất nước trở thành nền kinh tế dựa trên tri thức? Với những kết quả đáng ghi nhận ở bậc phổ thông, giáo dục đại học phải là động cơ chính để chuyển đổi tiềm năng này thành nguồn nhân lực lao động có tay nghề cao. Có thể nói chúng ta vẫn chưa tận dụng được tiềm năng này khi học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông không có nhiều lựa chọn phù hợp với chất lượng tương xứng ở các bậc học cao hơn.

Phân tích từ báo cáo Việt Nam 2035 cho thấy sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay có những sự tương đồng với Hàn Quốc cách đây ba thập kỷ (Kataoka 2018). Tham chiếu vào những gì Hàn Quốc đã làm trong 30 năm qua, Việt Nam cần tăng số lượng và chất lượng của các tổ chức nghiên cứu và giáo dục đại học để đóng góp một cách hiệu quả vào tăng trưởng kinh tế.

Ở cấp độ cá nhân, giáo dục đại học có ảnh hưởng đáng kể đến mức sống của các hộ gia đình. Nhận định này có thể thấy được qua các con số sau:

- Khoảng 93% những người sống trong các hộ gia đình với ít nhất một người có trình độ học vấn sau trung học được phân loại là an toàn về kinh tế. Chỉ có 7% được xếp vào mức nghèo hoặc dễ bị tổn thương về kinh tế. (Theo Báo cáo cập nhật về đói nghèo và thịnh vượng chung ở Việt Nam 2017).

- Về tỷ lệ lợi nhuận cho đầu tư giáo dục, sinh viên tốt nghiệp giáo dục đại học ngày nay có mức lương, khả năng có việc làm chính thức, việc làm tốt hơn trong số tất cả các phân nhóm giáo dục tại Việt Nam. Nghiên cứu của Patrinos, Thang và Thành (2017) cũng đã chỉ ra năng lực sinh lợi có được từ giáo dục đại học ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới (Biểu đồ 6).

Điều này phản ánh nhu cầu cao về trình độ kỹ năng do giáo dục sau phổ thông cung cấp cũng như chứng minh được sự cần thiết của các khoản đầu tư công và tư nhân trong việc mở rộng hệ thống. Nếu hệ thống giáo dục đại học không ở quy mô và chất lượng tương xứng như kì vọng thì chính hệ thống đó lại là điểm nghẽn trong khâu đột phá về nguồn nhân lực chất lượng cao trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Đánh giá về hệ thống giáo dục đại học trong 20 năm qua, chúng ta có thể đưa ra những nhận định sau:

  • Hệ thống được mở rộng nhanh chóng nhưng đã có dấu hiệu chững lại trong 10 năm gần đây.
  • Chất lượng đào tạo thấp và mức độ phù hợp chưa đạt yêu cầu. Trong đó kĩ năng của sinh viên tốt nghiệp còn yếu, chưa theo kịp yêu cầu của thị trường lao động.
  • Tuy có tăng trưởng nhanh về sản lượng nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu quốc tế trong những năm gần đây nhưng nhìn chung Việt Nam vẫn còn tụt hậu so với các nước trong khu vực. Các hoạt động đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ giữa trường và doanh nghiệp chưa hiệu quả.

          Phân tích sâu hơn về sự mở rộng của hệ thống giáo dục đại học chúng ta có thể thấy số lượng tuyển sinh đại học và cao đẳng tăng từ 900 nghìn vào năm 2000 lên 2,2 triệu vào năm 2011 và ổn định trong những năm gần đây. Việc mở rộng này được thúc đẩy bởi từ cả phía cầu và phía cung. Về phía cầu, đó là sự phình to của nhân khẩu học, là mức tăng trưởng nhanh của tầng lớp trung lưu và các chính sách về nhu cầu công bằng trong giáo dục phổ thông đã dẫn đến tỷ lệ tốt nghiệp trung học tăng cao, gây áp lực cho tuyển sinh đại học. Về phía cung, số giáo viên đã tăng gấp ba từ 30.000 đến 90.000 trong 15 năm qua. Hệ thống các cơ sở giáo dục sau phổ thông tăng hơn gấp đôi từ 178 trong năm 2000 đến hơn 450 (tính cả các trường cao đẳng và các viện nghiên cứu) (Vinh 2016).

          Giáo dục đại học Việt Nam đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn giáo dục đại chúng từ năm 2004 với tỷ lệ sinh viên so với số thanh niên ở độ tuổi học đại học là 16%. Tuy nhiên, mức độ đại chúng hóa của giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với các nước trong khu vực và so với mức trung bình chung trên thế giới (xem Biểu đồ 10). Tuy nhiên, mức độ đại chúng hóa của giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với các nước trong khu vực và so với mức trung bình chung trên thế giới.

Text Box: Trung bình của thế giới: 36,1% Trung bình của các nước Đông Nam Á: 23,1%

Biểu đồ 10. Tỷ lệ sinh viên nhập học ở một số quốc gia Châu Á năm 2015

Nguồn: UNESCO 2016.

Bên cạnh đó, chất lượng của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam còn tương đối thấp. Theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2018 (GCR 2018), Việt Nam xếp thứ 84/137 nước về kĩ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học và xếp thứ 79/137 về năng lực sáng tạo.

Theo bảng xếp hạng đại học QS, Việt Nam chỉ có hai trường đại học quốc gia lọt vào top 1000 trường đại học thế giới vào đầu năm 2019. Trong đó trường đại học xếp hạng tốt nhất của chúng ta cũng chỉ lọt vào trong nhóm 701-750 trên phạm vi toàn cầu. Đối với bảng xếp hạng đại học Châu Á, chỉ có 5 trường đại học Việt Nam nằm vào trong top 400 trường hàng đầu Châu Á và 2 trường lọt vào nhóm 401-500 Châu Á.

So sánh với các nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực chúng ta đang bị bỏ lại khá xa trong giáo dục đại học. Trung quốc xuất phát với 8 trường trong top 500 vào năm 2004, đã tăng lên 51 trường trong top 500 vào năm 2018. Nếu tính thêm nhóm các trường 500-1000 thì Trung Quốc có thêm 72 trường. Maylaysia cũng từ con số 0 năm 2004, đã có 2 trường trong top 500 và 3 trường trong top 1000 vào năm 2018. Thailand cũng đã có 4 trường trong nhóm 500-1000. Rõ ràng, Việt Nam cần phải có những chiến lược mạnh mẽ và lâu dài để có thể cạnh tranh về năng lực đào tạo chất lượng cao trong khu vực.

Về kết quả nghiên cứu, nếu chỉ nhìn vào số công bố quốc tế trong danh mục ISI, Việt Nam tuy có những cải thiện đáng kể trong những năm gần đây nhưng vẫn bị bỏ khá xa so với các nước như Thailand và Malaysia.

 

Năm

Việt Nam

Thailand

Malaysia

2008

1341

7162

6122

2018

6118

11698

17132

 

 

 

 

 

Bảng 11. Số lượng công bố quốc tế trong danh mục ISI

(Nguồn: ISI Clavirate WoS)

Về năng lực chuyển giao công nghệ, tính theo số hồ sơ xin cấp bằng sáng chế trên một triệu dân, con số còn đáng lo ngại hơn. Trong năm 2018, Hàn Quốc, Nhật Bản là hai nước dẫn đầu với 4,401 và 3,633 hồ sơ trên một triệu dân. Singapore, Mỹ, Trung Quốc với 1239, 1611 và 942 hồ sơ trên một triệu dân. Malaysia: 68, Thailand 23, Indonesia: 8.8 và Việt Nam chỉ có 7 hồ sơ trên một triệu dân (WIPO 2018).

Việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, trong đó vai trò chính sẽ nằm ở khối đại học nghiên cứu, với sự gắn kết mạnh mẽ với các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp, đã được nhiều nước đưa vào mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Ví dự như Trung Quốc trong chiến lược phát triển quốc gia 5 năm lần thứ 13 đã có những chỉ số cụ thể như % GDP cho nghiên cứu và phát triển, số bằng phát minh sáng chế được cấp trên vạn dân, …

Khi bàn về quy mô và chất lượng của hệ thống giáo dục đại học, chúng ta cũng cần phải nhìn vào mức đầu tư của Chính phủ cho giáo dục đại học. Trong khi Chính phủ đầu tư cho giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông ở mức khá cao thì chỉ dành 0,33% GDP cho giáo dục đại học. Đây cũng là một trong những mức đầu tư thấp nhất trên thế giới (Trung bình của OECD là 1,1%). Năm 2015, không bao gồm học phí, giáo dục đại học chỉ nhận được mức đầu tư 0,25% GDP, tương đương với 0,8% tổng chi tiêu của chính phủ và 5% tổng chi tiêu của chính phủ cho giáo dục. Chi tiêu cho mỗi sinh viên đại học, tính theo % GDP bình quân đầu người, chỉ bằng 2/3 so với giáo dục phổ thông và 1/3 (theo tỉ lệ) so với các nước OECD. Mức đầu tư này sẽ là một thách thức lớn cho mục tiêu trở thành nền kinh tế dựa trên tri thức trong tương lai.

Trong bối cảnh phát triển toàn cầu hi�%

Tin Liên quan

Góp ý về nội dung bài viết