Chủ Nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024

Phương pháp tiếp cận an sinh xã hội thân thiện với trẻ em của Unicef

Ngày phát hành: 27/06/2019 Lượt xem 2144


I.  Định hướng và những xu hướng toàn cầu mới về trẻ em và an sinh xã hội
UNICEF được công nhận là nhà lãnh đạo toàn cầu về hệ thống an sinh xã hội thân thiện với trẻ em, góp phần tăng mức độ nhận biết những khả năng bị tổn thương mà trẻ và gia đình trẻ phải đối mặt, tác động đến các khung chính sách an sinh xã hội để giải quyết hiệu quả các vấn đề này cũng như thực hiện phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người để đảm bảo các bên liên quan có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm  với người được hưởng quyền và người được hưởng quyền có thể yêu cầu quyền được an sinh xã hội của mình.
UNICEF hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội trong nhiều năm liền. Đó là một phần sứ mệnh về vận động bảo vệ quyền trẻ em của UNICEF trên toàn cầu, nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của trẻ và mở ra cơ hội giúp trẻ phát triển toàn diện tiềm năng của mình. Năm 2012, UNICEF xây dựng Khung an sinh xã hội toàn diện, lần đầu tiên đưa ra cơ sở khái niệm về phương pháp tiếp cận an sinh xã hội của UNICEF, các nguyên tắc hướng dẫn thực hiện chính và các vấn đề chính sách quan trọng được đưa ra thảo luận. Sau đó, hệ thống an sinh xã hội nhanh chóng được mở rộng tại các nước có thu nhập thấp và trung bình, ngày càng trở nên phù hợp giữa các khu vực và nhận được sự quan tâm về mặt chính trị nhiều hơn bao giờ hết. Có thể nhắc đến một số lý do chính là do sự tồn tại dai dẳng của bất bình đẳng và việc loại trừ, ảnh hưởng của biến động giá ở cấp độ vĩ mô và hộ gia đình, các mối đe dọa đối với phát triển bền vững do biến đổi khí hậu và thay đổi trong xu hướng dân số. Song song với những đóng góp đáng kể của UNICEF trong việc xây dựng cơ sở bằng chứng mạnh mẽ về vai trò then chốt của an sinh xã hội nhằm đạt được kết quả trên các lĩnh vực xã hội, ngày càng có thêm nhiều cơ quan của Liên Hợp Quốc, các tổ chức tài chính quốc tế và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực này.
An sinh xã hội hiện đã được công nhận đầy đủ trong Mục tiêu phát triển bền vững số 1 về xóa nghèo đói cùng cực, vì vậy có thể tiếp tục đà phát triển này trong những năm tới.
UNICEF ủng hộ định nghĩa mà nhiều đối tác của SPIAC-B đã thống nhất. Tuy nhiên, nhiều bên liên quan tham gia vào công tác an sinh xã hội coi vai trò cốt lõi của an sinh xã hội là giải quyết tính dễ bị tổn thương về kinh tế và bảo vệ các gia đình khỏi những cú sốc có thể gây ra tổn thất về mặt thu nhập. Theo định nghĩa của SPIAC-B, an sinh xã hội là “bộ chính sách và chương trình nhằm ngăn chặn hoặc bảo vệ tất cả mọi người khỏi đói nghèo, tính dễ bị tổn thương và loại trừ xã hội trong suốt cuộc đời, đặc biệt chú trọng đến các nhóm dễ bị tổn thương”.
Như đã nêu trong Tuyên bố chung về an sinh xã hội thân thiện với trẻ em, mức độ thân thiện với trẻ em của các hệ thống an sinh xã hội phụ thuộc vào mức độ cân nhắc và ứng phó với tính dễ bị tổn thương cụ thể của các hệ thống. Các phương pháp tiếp cận an sinh xã hội giúp giải quyết tính dễ bị tổn thương trong suốt cuộc đời như trợ cấp thất nghiệp đến trợ cấp tuổi già có thể mang lại lợi ích tương đương cho trẻ em; do đó, phương pháp tiếp cận an sinh xã hội thân thiện với trẻ em phù hợp không chỉ đơn thuần tập trung vào các chương trình hướng đến mục tiêu cụ thể là trẻ em.
Trong khuôn khổ bộ chính sách bao quát này, UNICEF lựa chọn phương pháp tiếp cận an sinh xã hội thân thiện với trẻ em toàn diện, tập trung thực hiện ba lĩnh vực chủ đề:
•    Đói nghèo ở trẻ em: Đa chiều và biến đổi;
•    Tính dễ bị tổn thương và các yếu tố quyết định;
•    Tác động của chính sách và thực hành an sinh xã hội.
Trọng tâm nằm ở tính dễ bị tổn thương về mặt kinh tế và xã hội trong định nghĩa của UNICEF về an sinh xã hội được xác định dựa trên những hiểu biết về nghèo đói và thiếu thốn đa chiều và biến đổi. Tính dễ bị tổn thương là sự tương
tác giữa việc tiếp xúc với rủi ro cũng như khả năng ứng phó và giải quyết của một cá nhân. Các chương trình và chính sách an sinh xã hội phải cùng giải quyết tính dễ bị tổn thương về cả hai mặt xã hội và kinh tế cùng các yếu tố tác động cơ bản như các yếu tố cấu trúc về xã hội, chính trị và kinh tế. Nếu an sinh xã hội không đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng phục hồi của các cá nhân và hộ gia đình, tính dễ bị tổn thương không thực sự được giải quyết mà mới chỉ đang được quản lý.
Các nguyên tắc chính về hệ thống an sinh xã hội toàn diện
Dựa trên khung khái niệm và các bài học kinh nghiệm của mình, UNICEF thúc đẩy việc phát triển và củng cố các hệ thống an sinh xã hội toàn diện áp dụng phương pháp tiếp cận đa hướng và phối hợp để giải quyết tính dễ bị tổn thương phức tạp và đa chiều mà trẻ em và gia đình của các em phải đối mặt. Các hệ thống an sinh xã hội toàn diện cũng tạo điều kiện tiếp cận và phối hợp đa ngành để giải quyết tính dễ bị tổn thương và tối đa hóa hiệu quả và tác động giữa nhiều ngành.
Sự hỗ trợ mà UNICEF dành cho các hệ thống an sinh xã hội toàn diện trong phạm vi quốc gia không chỉ tập trung vào trẻ em mà còn chú trọng đến nhiều vấn đề khác. Trọng tâm hướng đến trẻ em của UNICEF đôi khi có khiến tổ chức bị hiểu nhầm thành cơ quan chuyên hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm. Công tác an sinh xã hội thân thiện với trẻ em hiệu quả đòi hỏi chú trọng đến nhiều vấn đề khác trong  các hệ thống an sinh toàn diện có sự chỉ đạo trong phạm vi quốc gia trong suốt cuộc đời. Nhờ sự phát triển trong công tác an sinh xã hội của UNICEF thập kỷ qua, trọng tâm về xây dựng hệ thống quốc gia này cũng phát triển và hiện nay, việc hỗ trợ các chính phủ về an sinh xã hội trong phát triển chính sách và soạn thảo chương trình tổng thể trở thành trọng tâm chính trong công tác soạn thảo chương trình an sinh xã hội của chúng tôi.
Công tác an sinh xã hội của UNICEF được thực hiện trong khuôn khổ tiếp cận dựa trên nhân quyền để phát triển. Trong khuôn khổ tiếp cận bao quát này và dựa trên kinh nghiệm của mình, công tác an sinh xã hội của UNICEF xoay quanh bốn nguyên tắc cốt lõi:
•    Xúc tiến thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân;
•    Các hệ thống quốc gia và khả năng lãnh đạo;
•    An sinh xã hội toàn diện;
•    An sinh xã hội trong bối cảnh nhân đạo và dễ bị tổn thương.
II.  Kinh nghiệm toàn cầu
Phương pháp tiếp cận an sinh xã hội của UNICEF cũng được thực hiện dựa trên sự phản ánh và học hỏi từ kinh nghiệm soạn thảo chương trình và chính sách của tổ chức trong lĩnh vực này và ở cấp độ toàn cầu. Trên phạm vi toàn cầu, công tác thực hiện của UNICEF chú trọng đến:
•    Việc tham gia vào quá trình cải cách chính sách xã hội để đảm bảo các chiến lược và chính sách an sinh xã hội có thể giải quyết tính dễ bị tổn thương của trẻ em;
•    Các quá trình xây dựng năng lực và tăng cường thể chế, bao gồm phát triển trong nước, đào tạo, hệ thống thông tin và giám sát cùng năng lực ứng phó của địa phương;
•    Giải quyết những lỗ hổng kiến thức về các hệ thống an sinh xã hội và công tác an sinh xã hội thân thiện với trẻ em;
•    Đẩy mạnh quan hệ đối tác với những tổ chức và các bên liên quan chính cũng như tăng cường hỗ trợ vận động cho các ngành và các lĩnh vực chủ đề cụ thể.
Bản phân tích toàn cầu về công tác thực hiện của UNICEF đề xuất các xu hướng bao quát sau đây theo từng khu vực.
Đông Á và Thái Bình Dương (EAP): An sinh xã hội là công cụ quan trọng giúp ứng phó với các cuộc khủng hoảng kinh tế và bất bình đẳng trong khu vực cũng như sự mở rộng và phát triển nhanh chóng của hình thức chuyển tiền ở một số quốc gia. Trong khu vực này, các văn phòng của UNICEF tham gia thực hiện một số chương trình chuyển tiền có quy mô lớn nhất để cải thiện phạm vi và chất lượng của các chương trình - ví dụ như tại Philippines và Indonesia. Tại các quốc gia khác, UNICEF hỗ trợ mở rộng các chương trình quốc gia - ví dụ như tại Thái Lan - hoặc hỗ trợ phát triển các chiến lược/chính sách trên toàn quốc. Thời gian gần đây, có một sự quan tâm ngày càng lớn tới khả năng ứng phó với những cú sốc của các hệ thống an sinh xã hội, chẳng hạn như trong bối cảnh của ASEAN.
Nam Á (SA): Tại các quốc gia lớn hơn trong khu vực, sự phổ biến của công tác an sinh xã hội đã khiến các hệ thống rời rạc và thiếu hiệu quả. UNICEF đã tham gia các chương trình đặc biệt về chuyển tiền lấy trẻ em làm trọng tâm để hỗ trợ việc mở rộng - như ở Nepal - và/hoặc tham gia các chiến lược hoặc chính sách
tổng thể nhằm giúp hệ thống trở nên nhất quán hơn - ví dụ như tại Bangladesh và
Ấn Độ. Ngoài ra còn bao gồm phạm vi công tác an sinh xã hội lớn trong khu vực, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật về thiết kế và triển khai cũng như xây dựng hệ thống cho chính phủ - các cơ chế thanh toán và MIS - đánh giá các chương trình chuyển tiền quy mô lớn dành cho trẻ em và thanh thiếu niên và liên kết với dịch vụ Cash Plus.
Châu Âu và Trung Á (ECA): Nhiều quốc gia trong khu vực sở hữu hệ thống an sinh xã hội với lịch sử tương đối lâu đời, tuy nhiên, các cải cách còn hạn chế về phạm vi hoặc chất lượng. Tại những nơi chính phủ tiến hành cải cách hệ thống an sinh xã hội, các văn phòng của UNICEF cung cấp hỗ trợ kỹ thuật về đánh giá hệ thống và chiến lược quốc gia cũng như cải thiện hệ thống chuyển tiền, chẳng hạn như ở Georgia. Đồng thời, tập trung mạnh mẽ vào việc xây dựng các hệ thống toàn diện có khả năng liên kết tiền mặt với dịch vụ tiếp cận cộng đồng và dịch vụ xã hội, đặc biệt tại các quốc gia có tình trạng nghèo đói và dễ bị tổn thương phổ biến trong các nhóm xã hội cụ thể, chẳng hạn như trẻ em Roma và trẻ em khuyết tật.
Mỹ Latinh và Caribe (LAC): Với một số quốc gia tiên phong trong việc chuyển tiền có điều kiện vào cuối những năm 90 và đầu những năm 2000, nhiều chính phủ đã có khả năng thực hiện chuyển tiền quy mô lớn với hệ thống phối hợp trong một số trường hợp - ví dụ như ở Chile và Brazil.  Ở những quốc gia có năng lực nhà nước cao này, UNICEF đã tập trung liên kết các đề án khác nhau hoặc trao đổi kinh nghiệm Nam-Nam với các quốc gia khác, trong khi ở các nước nhỏ hoặc kém phát triển hơn, việc mở rộng dịch vụ chuyển tiền vẫn còn là mục tiêu trước mắt. Thời gian gần đây, có một sự quan tâm ngày càng lớn tới khả năng ứng phó với những cú sốc của các hệ thống an sinh xã hội.
Trung Đông và Bắc Phi (MENA): Với các quốc gia có chương trình an sinh xã hội phần nào được mở rộng, UNICEF phối hợp với chính phủ trong việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các chương trình cụ thể - ví dụ như tại Palestine - hoặc hỗ trợ cải cách quy mô lớn - chẳng hạn như cải cách trợ cấp nhiên liệu ở Ai Cập hoặc cải cách mạng lưới an toàn xã hội ở Iraq. Với các cuộc khủng hoảng nhân đạo xảy ra gần đây, một trong những trọng tâm thiết yếu trong khu vực là tìm ra vai trò của tiền mặt trong các trường hợp khẩn cấp - chẳng hạn như ở Yemen và Jordan.
Đông và Nam Phi (ESA): Khu vực này đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng các quốc gia triển khai dịch vụ chuyển tiền mặt trong thập kỷ qua - phần lớn là vô điều kiện. Đặc biệt thông qua Dự án chuyển giao, UNICEF đã chỉ đạo việc thu thập, phân tích và áp dụng chính sách dựa trên tập hợp chứng cứ chuyên sâu về tác động của các chương trình an sinh xã hội. Tuy nhiên, sự mở rộng về phạm vi thường không đi kèm với mức độ quan tâm đúng mực đối với các vấn đề về chất lượng.

Ưu tiên khu vực về an sinh xã hội giai đoạn 2018-2021 của UNICEF  Đông và Nam Phi phản ánh phạm vi công tác bao quát đang được tiến hành nhằm giải quyết các vấn đề này, bao gồm (i) hỗ trợ thiết kế chính sách, luật pháp và chiến lược an sinh xã hội; (ii) hỗ trợ xây dựng các hệ thống an sinh xã hội hiệu quả và thân thiện với trẻ em; (iii) tài trợ an sinh xã hội; (iv) giúp các chính phủ xây dựng các chương trình và hệ thống an sinh xã hội có khả năng mở rộng và ứng phó với các cú sốc; và (v) thực hiện mô hình Cash Plus và nỗ lực để không chịu sự phụ thuộc của tiền mặt và trợ giúp xã hội.
Tây và Trung Phi (WCA): Phần lớn các quốc gia ở khu vực Tây và Trung Phi đã triển khai mạng lưới an toàn xã hội và các chương trình chuyển tiền chủ yếu do Ngân hàng Thế giới tài trợ với nhiều đối tượng thụ hưởng. Senegal là trường hợp khá đặc biệt trong khu vực với nguồn tài trợ từ ngân sách quốc gia cho chương trình chuyển tiền xã hội. Trọng tâm chính của UNICEF là hỗ trợ triển khai các biện pháp đi kèm và hỗ trợ thực hiện hiệu quả các cơ chế phối hợp trên phạm vi toàn quốc.
III.  Đánh giá về việc xây dựng Khung an sinh xã hội tại Việt Nam
Đề án Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 (MPSARD), được xây dựng nhờ sự hỗ trợ của các cơ quan Liên Hợp Quốc, trong đó có UNICEF, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm
2017. Đề án này là khuôn khổ toàn diện đầu tiên tại Việt Nam với ba trụ cột bao
gồm: trợ giúp xã hội (chuyển tiền), chăm sóc xã hội và hỗ trợ khẩn cấp. MPSARD tổng hợp các yếu tố của Sàn an sinh xã hội, hướng đến một hệ thống hài hòa và hiệu quả, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào an sinh xã hội để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và phương pháp tiếp cận suốt đời. Trẻ em xuất hiện trong các mục tiêu trung và dài hạn.
Theo đó, với sự hỗ trợ của UNICEF, Kế hoạch hành động MPSARD được xây dựng để thực hiện hóa các chương trình đổi mới. Tuy nhiên, việc triển khai MPSARD phải đối mặt với một số thách thức quan trọng và chỉ đạt được tác động dưới mức tối ưu do một số hạn chế sau đây:
•    Sự chậm trễ trong việc phê duyệt Kế hoạch hành động của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTB&XH);
•    Nguồn tài chính do Chính phủ phân bổ còn hạn chế khiến quy trình chính sách không rõ ràng và không thể lường trước quá trình triển khai MPSARD;
•    Các kế hoạch phân loại hiện hành khiến phạm vi trợ giúp thấp và tỷ lệ
bỏ sót cao;
•    Hệ thống liên tục bị phân đoạn do những thay đổi về thể chế và hành chính không diễn ra đồng thời với cải cách chính sách;
•    Liên kết lỏng lẻo giữa tiền mặt và dịch vụ, bao gồm chăm sóc xã hội và các dịch vụ xã hội cơ bản;
•    Không cân nhắc đầy đủ các thách thức mới xuất hiện liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô, loại trừ xã hội và rủi ro môi trường gia tăng như đô thị hóa, di cư, tình trạng khuyết tật và biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, có một phần vai trò trong việc sửa đổi Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Định hướng Chiến lược An sinh Xã hội giai đoạn 2021-2030 đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh và bền vững sẽ đề ra tầm nhìn rõ ràng, cung cấp khung chiến lược dài hạn kèm theo các giải pháp chính sách cụ thể để hướng dẫn đổi mới hơn nữa như đã đề ra trong đề án MPSARD. Trong bối cảnh đó, giữa năm 2016 và 2019, UNICEF đã hỗ trợ 4 “nghiên cứu đổi mới” với mục đích thông báo về quá trình chuyển đổi của hệ thống an sinh xã hội Việt Nam. Tập hợp các ưu tiên chính liên quan đến trẻ em và an sinh xã hội phát sinh từ công tác đó sẽ được trình bày ở phần sau.
a) Đầu tư cho an sinh xã hội dành cho trẻ em
Năm 2013, mức chi tiêu từ tổng thu nhập của chính phủ Việt Nam dành cho an sinh xã hội là 2,6% tổng GDP,77 bao gồm các biện pháp giải quyết rủi ro liên quan đến tuổi tác, khuyết tật và thất nghiệp. Tuy nhiên, theo ước tính, chỉ một phần nhỏ trong tổng chi phí an sinh xã hội được sử dụng cho chuyển tiền trợ cấp xã hội: cụ thể là 0,21% GDP cho các khoản chuyển tiền do Bộ LĐTB&XH quản lý và 0,08% GDP cho các khoản trợ cấp giáo dục do Bộ Giáo dục & Đào tạo cung cấp. Theo nghiên cứu Phân tích ngân sách lấy trẻ em làm trọng tâm của các ngành xã hội được chọn ở Việt Nam, các thách thức làm giảm hiệu quả và hiệu lực của các khoản chi tiêu công cho trợ giúp xã hội vẫn còn tồn tại. Những thách thức này bao gồm rất nhiều các tài liệu chính sách chồng chéo, phạm vi chỉ giới hạn ở những trẻ em rất thiệt thòi và loại trừ những trẻ em khác thực sự cần được trợ giúp.
Trong quá trình xây dựng đề án MPSARD, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phối hợp với UNICEF để thực hiện một bài tập mô phỏng chi phí cho các đề án trợ giúp xã hội, bao gồm trợ cấp cho trẻ em theo các kịch bản kéo dài hơn 15 năm
trong dự thảo đề án MPSARD. Bài tập này cho thấy, nếu các đề án trợ giúp xã hội cho trẻ em hiện tại được tài trợ toàn phần thì sẽ chiếm 0,3% GDP. Tuy nhiên, theo Chính phủ Việt Nam, không gian tài khóa bị giới hạn với tỷ lệ nợ công trên GDP ở mức 62,4% trong năm 2016. Chính phủ Việt Nam đã ưu tiên ngân sách để thanh toán nợ. Hơn nữa, việc thắt chặt không gian tài khóa đã khiến Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh cái gọi là “chính sách xã hội hóa”. Chính sách này là sự kết hợp của việc trao quyền tự chủ nhiều hơn về giá dịch vụ xã hội cơ bản cho các điểm dịch vụ, tư nhân hóa và đóng góp xã hội đối với việc tài trợ cho các dịch vụ thiết yếu đó, tất cả dẫn đến chi tiêu đáng kể gây áp lực cho các gia đình ở nhóm dưới.
Theo số liệu năm 2017, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tình trạng dân số già, cứ sáu người lại có một người trên 60 tuổi. Do đó, mối quan tâm đến lương hưu và an sinh xã hội của Chính phủ Việt Nam đã gây bất lợi cho công tác trợ giúp xã hội dành cho dân số trẻ. 
Do quan hệ hợp tác gần đây giữa Bộ LĐTB&XH và Bộ Tài chính (từ năm 2017), trường hợp đầu tư nhiều hơn cho trợ giúp xã hội xuất hiện ở cả hai bên. Trong bối cảnh mở rộng không gian vận động chính sách này, UNICEF lần đầu tiên sở hữu cơ hội chiến lược tại Diễn đàn tài chính công Việt Nam để trình bày về đầu tư vốn nhân lực, đặc biệt là phát triển trẻ thơ. Thứ trưởng Bộ Tài chính đã nhanh chóng nhận ra vấn đề này và truyền đạt cam kết 1.000 ngày của Chính phủ Việt Nam. Từ đó, thời gian 1.000 ngày trở thành cơ hội quan trọng để tối đa hóa lợi nhuận đầu tư, là lập luận vận động quan trọng của Bộ Tài chính, đặc biệt liên quan đến vấn đề trợ giúp xã hội.
UNICEF kêu gọi đầu tư gấp đôi cho trợ giúp xã hội. Thông qua việc sửa đổi Nghị định 136, với mức lợi ích cao hơn và mức độ bao phủ phổ quát - với sự gia tăng về tuổi của trẻ thụ hưởng khi không gian tài chính mở rộng. Tuy nhiên, đây vẫn là mục tiêu dài hạn. Để thông báo về quá trình này, UNICEF đã thực hiện nghiên cứu “Bảo vệ đầu tư công cho trẻ em Việt Nam”,  nghiên cứu cơ sở dữ liệu Quản lý tài chính công (PFM) để theo dõi chi tiêu cho trẻ em, thực hiện đào tạo chung với ILO về phân tích chi tiêu nhằm gián tiếp nhưng vẫn giải quyết vấn đề một cách chiến lược thông qua bằng chứng và tận dụng các quan hệ đối tác.
b) Tính bao trùm
Theo Đánh giá các phương pháp và cơ chế xác định mục tiêu (lỗi Bao gồm và loại trừ) trong báo cáo của Đề án trợ giúp xã hội hiện tại, chỉ có 17,7% trẻ em dưới 16 tuổi sống trong các hộ gia đình được hưởng trợ cấp xã hội (cụ thể là Nghị định 136). Nhiều trẻ em, bao gồm cả trẻ thuộc những hộ nghèo và cực nghèo, không được hưởng trợ cấp xã hội do các hạng mục đủ điều kiện được xác định trong các đề án trợ giúp xã hội.
Tỷ lệ loại trừ cao cũng xuất phát từ việc sử dụng nhiều phương pháp xác định đối tượng phức tạp để xác định người thụ hưởng, quá nhiều chương trình có thiết kế và nhóm đối tượng khác nhau, do các cách tiếp cận để xác định đối tượng khác nhau đôi khi được kết hợp - ngay cả trong cùng một đề án - với tiêu chí thử nghiệm qua ủy nhiệm (PMT) và kết hợp thêm với hình thức xác định đối tượng theocộng đồng. Việc thực hiện PMT ở cấp địa phương thiếu các hướng dẫn rõ ràng và năng lực của nhân viên thấp. Gần 60% trẻ em nghèo và 40% trẻ em cực kỳ nghèo không sống trong các hộ “được chứng nhận nghèo”. Những người được hưởng cho rằng việc xác định đối tượng trợ giúp xã hội phức tạp và tốn kém. Với phần lớn các lợi ích được phân loại, người thụ hưởng tiềm năng phải cung cấp bằng chứng phù hợp về việc họ nằm trong danh mục đối tượng. Nhiều hình thức trong số các hình thức chứng minh này có thể gây khó khăn cho người thụ hưởng, đặc biệt khi gặp phải hạn chế nhất định khi chứng minh một trường hợp - chẳng hạn bị cha mẹ bỏ rơi. Hơn nữa, khi các Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia bắt đầu giải quyết các vấn đề mới xuất hiện như đô thị hóa, bên cạnh các rủi ro xã hội, công tác trợ giúp xã hội sẽ ngày càng cần phải giải quyết các rủi ro bất lợi của cải cách kinh tế vĩ mô đối với trẻ em.
UNICEF kêu gọi mở rộng dần dần phạm vi trợ giúp thông qua việc thực hiện trợ cấp trẻ em phổ quát theo các chỉ tiêu MPSARD tới năm 2025 và xa hơn nữa, việc này sẽ giúp giảm lỗi loại trừ và gánh nặng hành chính. Chi phí của tùy chọn phổ quát vẫn ở mức vừa phải nhưng gánh nặng theo phần trăm GDP sẽ giảm theo thời gian. Giả sử trợ giúp xã hội trở nên phổ biến ở các khu vực nghèo nhất nhưng được đối tượng được xác định lại nằm ở nơi khác, công tác này vẫn đạt được mức độ bao phủ cao hơn các đề án hiện tại. Tuy nhiên, đây vẫn là mục tiêu dài hạn.
c) Tích hợp và hợp nhất
Nghiên cứu về Cải thiện hiệu quả và phạm vi trợ giúp xã hội cho trẻ em với trọng tâm là Chính sách Hợp nhất và các kết quả xác thực được từ các nghiên cứu khác chỉ ra rằng hệ thống trợ giúp xã hội của Việt Nam là hệ thống rời rạc và bao gồm nhiều chương trình chồng chéo nhau dưới sự quản lý của các Phòng khác nhau trong Bộ LĐTB&XH và các bộ ban ngành. Ngay cả trong các chương trình dành cho trẻ em đó, sự khác biệt và thiếu hiệu quả trong phối hợp xuất hiện ở thiết kế và nhóm đối tượng. Các “hợp nhất chính sách” trợ giúp xã hội trước đây bao gồm Dự án củng cố hệ thống trợ giúp xã hội (SASSP) do Ngân hàng Thế giới triển khai đã gặp nhiều hạn chế, thường kéo theo việc tích tụ các gói chính sách phức tạp với ít thay đổi so với thiết kế ban đầu. Hơn nữa, hiện không tồn tại liên kết đến các dịch vụ như dịch vụ chăm sóc xã hội và dịch vụ xã hội cơ bản.
Trong bối cảnh này, UNICEF kêu gọi việc tiếp tục hợp nhất chính sách xã hội thông qua tích hợp theo hệ thống các chính sách hoặc lợi ích riêng lẻ vào gói lợi ích mới.  Để cho phù hợp với tầm nhìn của MPSARD, nghiên  cứu của UNICEF đã đề xuất ba giai đoạn hợp nhất:
i.  “Hợp nhất cơ sở” là tìm cách củng cố các phương thức thanh toán, các kiểu lợi ích, hồ sơ, v.v.;
ii.  Hợp nhất các lợi ích thành “các gói dân số”;
iii.  Hợp nhất tất cả các chính sách thành một gói lợi ích dành cho trẻ em.
Khi dự án SASSP đang giải quyết các đề xuất i và một phần của ii, Đánh giá tác động và mô phỏng vi mô các lựa chọn chính sách khác nhau đối với lợi ích trẻ em tại Việt Nam84 hỗ trợ định hướng chung cho ii và iii. Cơ hội tiềm năng mới sắp xuất hiện có thể là Luật trợ giúp xã hội, luật này có thể đề ra tầm nhìn và hướng dẫn rõ ràng về việc hợp nhất các chương trình cũng như cải cách thể chế. ILO đang phối hợp với UNICEF để tìm hiểu hệ thống nhiều tầng là sự kết hợp giữa bảo hiểm xã hội đóng góp và trợ giúp xã hội dựa trên thuế. Về mặt liên kết với các dịch vụ, sự phối hợp với các dịch vụ chăm sóc xã hội đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên, với những cắt giảm gần đây trong dịch vụ công vụ, việc phát triển đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp còn đang gặp trở ngại.
d) An sinh xã hội có khả năng ứng phó với các cú sốc
Biến đổi khí hậu là mối đe dọa sắp xảy đến với trẻ em Việt Nam. Việt Nam là quốc gia dễ bị tổn thương thứ 6 khi xảy ra biến đổi khí hậu và là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới có khả năng chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi mực nước biển dâng. Biến đổi khí hậu có liên quan mật thiết đến các nguy cơ xảy ra hiểm họa tự nhiên khắc nghiệt, thường xuyên và không lường trước được. Hàng năm, bão, hạn hán, lũ lụt liên tục tái diễn ở 58 tỉnh thuộc 8 vùng tương ứng với tần suất và cường độ lớn dần. Tại thời điểm xây dựng đề án MPSARD, rủi ro biến đổi khí hậu chưa được cân
nhắc đầy đủ. Năm 2015-2016, Việt Nam trải qua đợt hạn hán khắc nghiệt nhất trong hơn 60 năm qua, ước tính khoảng 520.000 trẻ em và 1 triệu phụ nữ bị suy dinh dưỡng và thiếu nước. UNICEF đã tích lũy những kinh nghiệm đáng kể thông qua việc đối phó với các cú sốc và năm 2017, tổ chức đã xây dựng quan hệ đối tác mới với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - cùng Cơ quan Quản lý Thảm họa Việt Nam mới thành lập - liên quan đến giảm thiểu rủi ro thiên tai. Ý  tưởng chính của sáng kiến là tăng cường các hệ thống thể chế, cơ chế phối hợp và kế hoạch giúp quản lý và giảm thiểu tác động của thiên tai lên trẻ em.
Nghiên cứu về An sinh xã hội có khả năng ứng phó với các cú sốc đã được thực hiện trong bối cảnh này do hệ thống hiện tại không tính đến các rủi ro tiềm ẩn của thiên tai, dẫn đến sự thiếu kế hoạch và phân bổ nguồn lực để ứng phó hiệu quả. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất cụ thể giúp tăng cường trụ cột hỗ trợ khẩn cấp với các mục tiêu và thiết kế thân thiện với trẻ em hơn. Tuy nhiên, quan trọng hơn, nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị tăng cường các kế hoạch trợ giúp xã hội thường xuyên bằng cách mở rộng phạm vi trợ giúp và mức độ lợi ích; liên kết hiệu quả hơn với các chiến lược chăm sóc xã hội, lương hưu và giảm nghèo; và đảm bảo sự liên kết của các nhiệm vụ của Bộ NN&PTNT, các lĩnh vực giáo dục và y tế/dinh dưỡng để hỗ trợ chuẩn bị và ứng phó phối hợp dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Trung ương về phòng chống thiên tai. Theo dự kiến, nghiên cứu sẽ thông báo các luật và quy trình cải cách chính sách, bao gồm Chiến lược An sinh Xã hội quốc gia giai đoạn 2021-2030, Luật phòng chống thiên tai và Luật trợ giúp xã hội (sắp ban hành) cũng như Chiến lược An sinh Xã hội giai đoạn 2021-2030.
UNICEF kêu gọi tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội thường xuyên theo các điều khoản chi tiết trong Nghiên cứu. Tăng cường hệ thống an sinh xã hội toàn diện và nâng cao tính bao trùm là chìa khóa đ ể xây dựng khả năng chống chịu cho các gia đinh và giảm thiểu tính dễ bị tổn thương trước các cú sốc. Đề ra và chuẩn bị hệ thống trước khi xảy ra thảm họa thiên nhiên là phương pháp tiếp cận hiệu quả giúp quản lý và ứng phó với các cú sốc. Phương pháp này giúp tăng khả năng đối phó của các gia đình và hình thành khả năng phục hồi của trẻ và người chăm sóc trẻ trong giai đoạn hậu thảm họa một cách bền vững./.
                                                                                                                                                Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

(Báo cáo tại Hội thảo Định hướng chiến lược phát triển và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2030)


Tin Liên quan

Góp ý về nội dung bài viết