Chương trình KX. 04/ 11-15
(HĐLL) Chương trình nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015, mã số KX.04/11-15, gồm 31 đề tài tập trung nghiên cứu, cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ trực tiếp tổng kết 30 năm đổi mới, một số đề tài trực tiếp phục vụ Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị ra các nghị quyết về văn hóa, hội nhập quốc tế, chiến lược bảo vệ Tổ quốc, về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, sửa đổi Luật Đất đai, về tập đoàn kinh tế v.v... Chương trình đã tập hợp, huy động gần 500 nhà khoa học có kinh nghiệm về lý luận chính trị ở một số trường đại học, viện nghiên cứu trong cả nước chủ trì và tham gia nghiên cứu. Dưới đây là tên các đề tài của Chương trình.
1.Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
2. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong điều kiện mới
3. Thực hành dân chủ trong điều kiện một đảng cầm quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
4. Đổi mới bộ máy của đảng, của nhà nước trong điều kiện mới
5. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới
6. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
7. Phát triển đất nước thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa
8. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
9. Sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
10. Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
11. Phát triển bền vững ở việt nam trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu
12. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng tập đoàn kinh tế ở VN
13. Sở hữu trong nền kinh tế thị trường hiện đại: Lý luận, thực tiễn thế giới và vấn đề của Việt Nam
14. Định hướng phát triển văn hóa - sức mạnh nội sinh của dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
15. Hệ giá trị văn hoá việt nam trong thời kỳ CNH-HĐH
16. Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Việt Nam trong điều kiện mới
17. Định hướng hoàn thiện chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội ở nước ta trong điều kiện mới
18. Những vấn đề mới trong quan hệ dân tộc và định hướng hoàn thiện chính sách dân tộc ở nước ta
19. Tôn giáo trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và vấn đề Nhà nước thế tục ở Việt Nam
20. Thế giới đương đại và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
21. vấn đề chiến tranh và hoà bình
22. Xây dựng và phát triển bền vững nền quốc phòng toàn dân trong tình hình mới
24. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới
25. Hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra với việt nam
26. Định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam
27. Quyền con người trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN
28. Định hướng chiến lược, giải pháp đột phá nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam
29. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trong tình hình mới
30. Vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh trong tình hình mới
31. Xây dựng thế trận an ninh nhân dân trong tình hình mới