Thứ Sáu, ngày 04 tháng 10 năm 2024

Một số kết quả thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Nghệ An

Ngày phát hành: 18/04/2019 Lượt xem 3593


Tượng đài Bác Hồ tại quê hương Nghệ An

 

Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước với 16.490 km2, có 21 đơn vị hành chính cấp huyện. Trong đó có 11 đơn vị hành chính cấp huyện là khu vực miền núi, chiếm 83,36% diện tích (có 3 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong là địa phương thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ). Có 480 xã, phường, thị trấn, trong đó có 99 xã đặc biệt khó khăn, 27 xã biên giới với đường biên giới dài 419 km với nước bạn Lào. Dân số 3,1 triệu người (Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 15,2%; đồng bào theo đạo công giáo chiếm 9% dân số); lực lượng lao động trên 1,8 triệu người. Đảng bộ Nghệ An có 29 đảng bộ trực thuộc, 1.597 tổ chức cơ sở đảng, 10.112 chi bộ và 187.558 đảng viên.

Là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, hội đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa; là cầu nối giữa hai miền Bắc - Nam và là cửa ngõ thông ra biển Đông của Trung Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Tuy nhiên, Nghệ An ở xa các cực tăng trưởng của cả nước, khả năng liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự thuận lợi, sức hấp dẫn đầu tư còn hạn chế. Quy mô nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ, chuyển đổi cơ cấu mô hình kinh tế chậm, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, hạn hẹp về nguồn lực đầu tư phát triển. Nhiều khu vực trong tỉnh khó khăn, hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém, mức sống của nhân dân còn thấp, cần phải tiếp tục quan tâm đầu tư nhiều nguồn lực để phát triển. Hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc thù nhìn chung còn yếu, một số nơi tiềm ẩn nhiều phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tại thời điểm năm 2010 (trước khi có Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng bộ và nhân dân Nghệ An đã có nhiều nỗ lực và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới và thực hiện Cương lĩnh 1991 nhưng nhìn chung Nghệ An vẫn còn là tỉnh nghèo, thể hiện: (1) Tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu còn chậm; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của tỉnh; thu ngân sách chỉ đáp ứng 37% tổng mức chi (14.248 tỷ đồng); (2) Một số vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội chưa được giải quyết tốt: Chất lượng giáo dục toàn diện chưa cao, chênh lệch giữa miền núi và miền xuôi còn lớn. Các cơ sở khám, chữa bệnh chưa đáp ứng yêu cầu; tỷ lệ sinh con thứ 3 ở một số nơi còn cao. Mức sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng núi cao, vùng sâu còn thấp. GDP bình quân đầu người đạt 14,16 triệu đồng/người/năm, chỉ bằng 70% mức bình quân chung cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo là 12,5%. Sức ép về lao động thiếu việc làm còn lớn. Số người nghiện ma túy và nhiễm HIV vẫn tiếp tục tăng. An ninh một số vùng đặc thù và khiếu kiện trong nội bộ nhân dân ở một số nơi còn tiềm ẩn phức tạp, dễ gây mất ổn định; (3) Hoạt động của chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân còn một số hạn chế. Năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, công chức chưa ngang tầm nhiệm vụ, còn có biểu hiện cửa quyền, nhũng nhiễu, quan liêu…Công tác dân vận chính quyền ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức. (4) Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức Đảng và đảng viên chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; đoàn kết, cộng sự ở một số nơi chưa tốt.

Sau gần 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), cùng với việc thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020, đến nay, Nghệ An đã có nhiều thay đổi. So với các tỉnh phía Bắc, Nghệ An là 1/15 tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá và trong nhóm 10 tỉnh có số thu ngân sách cao. Cụ thể:

1. Kinh tế phát triển nhanh, bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh đã tập trung khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, duy trì hợp lý sự phát triển giữa chiều rộng và chiều sâu, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh, ưu tiên đầu tư nguồn lực cho các khu vực, lĩnh vực trọng điểm. Kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, thu hút đầu tư trong và ngoài nước đạt nhiều kết quả tích cực; chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao; dịch vụ du lịch phát triển

Xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm của vùng Bắc Trung bộ với các chỉ tiêu đô thị loại I về hạ tầng kỹ thuật được nâng cao, bộ mặt đô thị có sự thay đổi lớn. Một số lĩnh vực từng bước định hình là trung tâm vùng: Giáo dục - đào tạo, y tế, thông tin  truyền thông, thương mại, du lịch. Các lĩnh vực: Tài chính, khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, văn hóa, thể thao tiếp tục có bước phát triển.

Phối hợp với tỉnh Thanh Hóa phát triển vùng Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An; phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh phát triển vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh. Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An.

 

 

Một góc thành phố Vinh, Nghệ An

 

2. Quản lý quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ 

Công tác quản lý đầu tư xây dựng, quản lý quy hoạch được thực hiện theo Luật Đầu tư công, tỉnh đã xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để làm cơ sở cho các ngành, địa phương chủ động trong chuẩn bị kế hoạch đầu tư công hàng năm. Nghệ An đã hoàn thành toàn diện các cấp độ quy hoạch xây dựng. Chất lượng các quy hoạch được nâng cao, bảo đảm theo đúng quy chuẩn quốc gia.

Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tập trung phát triển hạ tầng giao thông, phát triển thủy lợi, nước sạch, phát triển hệ thống điện, hạ tầng bưu chính, viễn thông, phát triển hạ tầng thương mại và phát triển đô thị.

3. Thực hiện tốt huy động các nguồn lực phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, bảo đảm an sinh xã hội.

Giáo dục - đào tạo tiếp tục đổi mới, phát triển, nhiều tiêu chí đạt kết quả cao; hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ được chú trọng, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển; công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em có nhiều tiến bộ. Văn hóa, thể thao, thông tin truyền thông tiếp tục phát triển; thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, chính sách đối với người có công.

Quốc phòng, an ninh của tỉnh tiếp tục được củng cố, tăng cường; chính trị - xã hội bảo đảm ổn định, không để xẩy ra điểm nóng phức tạp, kéo dài.

5. Quan hệ đối ngoại tiếp tục được mở rộng và nâng cao hiệu quả.

6. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thường xuyên được chú trọng, đạt được nhiều kết quả tích cực.

Thường xuyên chú trọng đổi mới công tác chính trị tư tưởng, nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ đảng viên, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) được các cấp ủy Đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đồng bộ. Việc củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở thường xuyên được quan tâm. Công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên được chú trọng, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả lãnh đạo, tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng; công tác nội chính, phòng chống tham nhũng được tăng cường; giải quyết tốt các vấn đề phức tạp, nổi cộm về an ninh chính trị, nhất là vấn đề liên quan đến tôn giáo, biên giới, dân tộc; công tác dân vận có nhiều đổi mới theo hướng sâu sát, cụ thể, sát thực; xây dựng được nhiều mô hình, điển hình "dân vận khéo" trên các lĩnh vực; hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp có chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Công tác cải cách hành chính có nhiều tiến bộ. Kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan đơn vị được tăng cường; vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng được mở rộng. Chất lượng hoạt động của hệ thống tổ chức cơ sở, tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên được nâng lên. Bước đầu đã thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, đóng góp tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh./.

 

PV (Theo báo cáo của Tỉnh ủy Nghệ An)

Tin Liên quan

Góp ý về nội dung bài viết