Cho tới thời điểm cuối năm 2019, trong số các nước ASEAN, chỉ có Singapore, Malaysia và Thái Lan có tốc độ băng thông rộng cố định - đặc biệt quan trọng đối với các ứng dụng kinh doanh sử dụng nhiều dữ liệu, còn 7 quốc gia ASEAN khác đều nằm dưới mức trung bình toàn cầu. Do vậy, các nền kinh tế ASEAN cần thúc đẩy hơn nữa để phát triển kinh tế số, phù hợp với thời đại 4.0.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số kinh nghiệm phát triển kinh tế số của hai quốc gia có mức độ phát triển kinh tế số cao nhất trong ASEAN là trường hợp Singapore và Việt Nam để rút ra một số giá trị tham khảo cho Việt Nam.
1. Một số kinh nghiệm của Singapore trong việc phát triển kinh tế số
Singapore là quốc gia đi đầu trong ASEAN về phát triển các cơ sở cho thúc đẩy kinh tế số. Dưới đây là một số kinh nghiệm của Singapore trong phát triển hướng tới kinh tế số.
Đầu tiên phải kể đến những quyết định đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng số của Singapore. Nổi bật nhất trong những năm gần đây là sự kiện công bố, đưa vào sử dụng mạng cáp quang (2010) và mạng di động 4G (2011) của quốc gia này. Việc triển khai mạng lưới viễn thông mới đã giúp Singapore cải thiện đáng kể tốc độ đường truyền thông tin của quốc gia. Cụ thể, sau khi ra mắt và đưa vào hoạt động thành công hệ thống mạng cáp quang, tốc độ kết nối Internet trung bình của Singapore đã tăng từ 5,4 Megabits trên giây [Mbps] năm 2012 lên 20 Mbps năm 2016, ngang với tốc độ đường truyền tại Nhật Bản và Phần Lan. Tương tự như vậy, tốc độ kết nối mạng 4G của Singapore được đánh giá là một trong những số liệu cao nhất trên thế giới (47 Mbps)[1]. Một trong những dấu hiệu thay đổi dễ nhận thấy nhất sau những nỗ lực cải thiện hệ thống hạ tầng số của quốc gia này là sự tăng lên gấp đôi số lượng đăng ký sử dụng dịch vụ 4G và mạng cáp quang băng thông rộng (OFB – Optical fibre broadband) trong vòng 5 năm. Theo số liệu của Cơ quan Phát triển Truyền thông Thông tin Singapore (IMDA – Infocomm Media Development Authority), tổng số lượng đăng ký sử dụng dịch vụ mạng OFB tang từ khoảng 0,3 triệu năm 2012 lên trên 1,1 triệu hộ gia đình năm 2016, và tổng số lượng tài khoản đăng ký sử dụng mạng 4G (cả trả trước và trả sau) đã tăng hơn gấp đôi từ 2,1 triệu năm 2013 lên gần 4,9 triệu thuê bao năm 2016. Đối với khu vực doanh nghiệp, tác động của quyết định phát triển hạ tầng số của chính phủ đã thúc đẩy những người chủ công ty đầu tư nhiều hơn vào tài sản kỹ thuật số nhằm cải thiện kỹ năng kỹ thuật số của họ. Cụ thể, tổng chi phí vồn đầu tư vào tài sản kỹ thuật số cố định của các doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR – Compounded Annual Growth Rate) đạt 7,1% trong giai đoạn 2013 đến 2015[2]. Song song với việc đầu tư vào tài sản kỹ thuật số, các công ty cũng lần lượt và liên tục áp dụng những công cụ kỹ thuật số vào trong các hoạt động kinh doanh của mình. Nhận thức về sự hình thành của công nghệ 5G sẽ là cơ sở cho sự phát triển của các mô hình kinh doanh mới và các ứng dụng tiên, thúc đẩy đổi mới trong kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chính phủ Singapore đã nhanh chóng đưa ra những khuyến khích tạo điều kiện cho sự phát triển công nghệ mạng di động không dây tân tiến này tại quốc gia mình. Cụ thể, quý III/2019, Cơ quan Phát triển Truyền thông thông tin Singapore (IMDA – Infocomm Media Development Authority) đã triển khai các chương trình như “5G Inovation” với mục đích nghiên cứu, đánh giá những tác động của 5G lên nền kinh tế, vấn đề an ninh mạng nhằm đưa ra những chính sách, quy định phù hợp trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới và phát triển; hay “5G Grant” nhằm thúc đẩy những dự án nghiên cứu những ứng dụng và giải pháp cho công nghệ 5G[3]. Với những chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi 5G chính thức đước ra mắt, không chỉ chính phủ mà cả các doanh nghiệp Singapore sẽ có thể thích ứng nhanh và tận dụng tối đa tiềm năng mà công nghệ mạng di động đột phá này mang lại.
Thứ hai, về chính sách định hướng phát triển, chính phủ Singapore xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi[4], đưa ra những chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, khuyến khích các công ty đa quốc gia đặt trụ sở tại quốc gia mình[5]. Trong lĩnh vực kinh tế số, Singapore hiện là mái nhà của rất nhiều ông lớn trong lĩnh vực công nghê toàn cầu như Google, Facebook, Alibaba, hay những doanh nghiệp dẫn đầu trong khu vực như Garena, Grab, Lazada và Razer. Ngoài việc xây dựng một hệ sinh thái giàu có bằng việc xây dựng cơ cở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại và thu hút đầu tư từ các siêu cường trong lĩnh vực kinh tế số, thông qua dự án “Khởi nghiệp SP” (Startup SG), chính phủ Singapore còn thúc đẩy sự phát triển thông qua các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ và khoa học bằng cách đưa ra những chính sách ưu đãi về tài chính, hỗ trợ định hướng doanh nghiệp, xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp với mục đính làm cầu nối trong việc hợp tác, kết hợp những giá trị cốt lõi giữa các tổ chức, doanh nghiệp, và nhà đầu tư[6].
Thứ ba, Chính phủ Singapore thành lập những cơ quan, bộ phận hay nhóm công tác chuyên trách có chức năng tập trung trong việc phát triển lĩnh vực kinh tế số. IMDA đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc xây dựng nền kinh tế số Singapore. Thông qua “Khung hành động Kinh tế số” (Digital Economic Framework for Action) được công bố ngày 4/9/2019, IMDA đã nêu rõ sự cấp thiết của việc xây dựng một nền kinh tế số tại Singpore do những tác động to lớn của ngành công nghệ phát triển không ngừng trong việc tái định hình các ngành kinh doanh, công nghiệp, và cả nền kinh tế. Dựa trên những phân tích, đánh giá về thực trạng nền kinh tế, báo cáo đã đưa ra định hướng phát triển dựa trên ba trụ cột: (1) “Thúc giục”: Thúc giục sự số hoá các ngành công nghiệp hiện tại nhằm cải thiện năng suất, tăng hiệu quả và nắm bắt các cơ hội doanh thu mới trong quá trình hoạt động; “Cạnh tranh”: Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bằng cách xây dựng những hệ sinh thái tích hợp cùng hướng tới nhu cầu của khách hàng; (3) “Biến đổi”: Phát triển ngành công nghiệp kỹ thuật số thế hệ tiếp theo trở thành một động cơ tăng trưởng cho nền kinh tế và số hoá tất cả các ngành công nghiệp (xem hình 2). Trong báo cáo, chính phủ Singapore đã đặt ra mục tiêu rõ ràng: “Singapore sẽ trở thành một nền kinh tế kỹ thuật số hàng đầu trên thế giới và liên tục tái tạo chình nó để nắm bắt được những cơ hội phát triển mới”[7]. Ngoài ra, Văn phòng Chính phủ số và Quốc gia thông minh (SNDGO - Smart Nation and Digital Government Office), thuộc Văn phòng Thủ tướng (Prime Minister’s Office), được thành lập với nhiệm vụ lập kế hoạch và đặt ra ưu tiên cho những dự án “Quốc gia Thông minh’ (Smart Nation projects), dẫn dắt sự nghiệp chuyển đổi số của quốc gia, củng cố năng lực dài hạn cho khu vực công,... Thành quả đáng kể nhất của cơ quan này là việc ứng dụng những giải pháp thông tin trong triển khai chính phủ số, cung cấp dịch vụ công thông qua nền tảng số nhằm cắt giảm số lượng, thời gian, và chi phí thực thiện các thủ tục hành chính trong không những khu vực doanh nghiệp mà còn cả cuộc sống hàng ngày của người dân[8]. Theo Báo cáo đánh giá môi trường kinh doanh năm 2020 (Doing Business 2020 Singapore[9]) của Ngân hàng Thế giới (WB – The World Bank), chính phủ Singapore đã xây dựng các nền tảng số phục vụ tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp, các chuyên gia tiếp cận nguồn thông tin về đất đai, quy hoạch một cách công khai, chi tiết và hoàn toàn miễn phí. Việc số hoá chính phủ đã góp phần đưa Singapore trở thành một trong những môi trường kinh doanh tốt nhất trên thế giới trong nhiều năm liên tục[10]. Trong lĩnh vực xã hôi, SNDGO đã xây dựng và cho ra mắt rất nhiều ứng dụng hữu ích, trong việc hỗ trợ các gia đình, người dân Singapore có một cuộc sống hiện đại, thông minh, và dễ dàng hơn. Những nỗ lực trong việc cải thiện điều kiện sống của người dân, đã góp phần giúp Singapore thu hút được nguồn lao động có trình độ cao từ khắp nới trên thế giới đến làm việc, sinh sống, và đóng góp cho nền kinh tế phát triển của quốc gia nhỏ bé này.
Thông gia 2 dự án, SMEs Go Digital và SME Digital Tech Hub, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Singapore sẽ hiểu rõ hơn những cơ hội và tiềm năng phát triển trong việc ứng dụng công nghệ số như tiếp cận thị trường mới, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động. Không chỉ dừng lại ở công tác truyền thông, các dự án của chính phủ còn cung cấp cho doanh nghiệp những lộ trình chuyển đổi phù hợp cho từng ngành nghề, những tư vấn cụ thể về giải pháp kỹ thuật số từ các chuyên gia và đã được kiểm chứng thực tế trong từng giai đoạn phát triển của công ty, và những hỗ trợ khác trong quá trình thực hiện[11]
Ngoài ra, Singapore còn triển khai rất nhiều dự án khác nhằm hỗ trợ, khuyến khích người dân, doanh nghiệp tiếp cận, hiểu, và ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào trong cuộc sống và công việc kinh doanh. Thông qua SkillsFuture hay SG Innovate, chính phủ xây dựng và cung cấp cho người dân những khoá học, những sự kiện truyền thông về công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI), robot, chuỗi khối (blockchain) và rât nhiều các chủ đề công nghệ chuyên sâu khác…
2. Một số kinh nghiệm của Malaysia trong việc phát triển kinh tế số
Thứ nhất, về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, theo số liệu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF – World Economy Forum) năm 2016, độ bao phủ sóng mạng di động của Malaysia là 95,4% tổng dân số, băng thông mạng Internet quốc tế là 27.2 Kbps trên mỗi người dùng[12], và tốc độ kết nối mạng 4G đạt khoảng 20 Mbps. Với nhiệm vụ phát triển 5G, Uỷ ban Truyền thông Đa phương tiện Malaysia (MCMC – Malaysia Communications and Multimedia Commission) đã thành lập dự án 5G Task Force với mục tiêu nghiên cứu và đề xuất cho chính phủ một chiến lược triển khai 5G toàn diện, bao gồm những phương án về (1) cơ sở hạ tầng, (2) phân bổ và quản lý phổ, (3) xây dựng hệ thống quy định pháp lý; (4) bảo vệ người tiêu dùng[13]. Thêm vào đó, chính phủ Malaysia cũng cam kết sẽ cung cấp mạng lưới mạng kỹ thuật số tốc độ, chất lượng cao phủ sóng trên toàn đất nước và hàng chục triệu USD để tiếp tục các dự án thử nghiệm đối với công nghệ 5G[14].
Thứ hai, Chính phủ Malaysia đã đưa ra rất nhiều chính sách, chương trình với mục tiêu đưa nền kinh số quốc gia phát triển lên những tầm cao mới. Đầu tiên, chương trình “MSC Malaysia” (MSC) với mục tiêu nuôi dưỡng sự phát triển của các công ty công nghệ địa phương, đồng thời thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ cả trong nước và nước ngoài. Từ khi được thành lập năm 1996, chương trình đã MSC đạt được những thành quả đáng kể góp phần nâng nền kinh tế số của Malaysia lên những tầm cao mới. Dự án đã (1) tập hợp, thu hút được 2.954 thành viên là các công ty tư nhân phát triển trong lĩnh vực khoa học và công nghệ như phân tích dữ liệu lớn (BDA - Big Data Analytics), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), chuỗi khối (Blockchain), robot, in 3D, công nghệ tài chính (Fintech),… tại Malaysia; (2) tạo ra khoảng 114 tỷ USD doanh thu và (3) 182.538 việc làm[15]. Trở thành một trong những thành viên của chương trình, các doanh nghiệp có thể được hưởng những ưu đãi về thuế, 70% - 100% thuế thu nhập của doanh nghiệp sẽ được cắt giảm trong vòng 5 – 10 năm nếu tuân thủ đầy đủ những điều kiện mà chương trình đưa ra[16]. Ngoài những ưu đãi về tài chính, MSC còn thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế số thông qua những tiện ích mà các dự án như The Orbit, Cybercity, Trung tâm Kỹ thuật số, hay Trung tâm Nội dung sáng tạo và Hoạt hình của MSC Malaysia (MAC3 – The MSC Malaysia Animation and Creative Content Centre) cung cấp nhằm hội tụ không chỉ các doanh nghiệp mà cả những sinh viên, học viên, và các chuyên gia trong lĩnh vực thành những khối gắn với mục tiêu khuyến khích sự chia sẻ nguồn lực, hợp tác và tiếp cận các phương pháp hiệu quả. Ngoài ra, xây dựng “Chương trình Doanh nhân Công nghệ Malaysia” (MTEP - Malaysia Tech Entrepreneur Programme) là chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài rất rõ ràng của Malaysia. MTEP có thể trao cơ hội cho những doanh nhân mong muốn xây dựng các dự án kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ bằng cách cấp thị thực 1 năm đối với người chưa có kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và 5 năm cho những người đã có kinh nghiệm.
Thứ ba, để thế hiện tầm nhìn của quốc gia về việc tất cả các người dân Malysia sẽ được hưởng lợi từ những nỗ lức xây dựng nền kinh tế số, chính phủ đã triển khai các chiến dịch định hướng, đào tạo, cung cấp cho người dân những nhận thức về tiềm năng cơ hội, kiến thức cơ bản trong nền kinh tế số. “eUsahawan” nổi tiếng với người dân Malaysia là một chương trình đào tạo với mục đích truyền tải những giá trị và kiến thức về kinh doanh kỹ thuật số đến những người kinh doanh trẻ ở khu vực nông thôn để giúp họ bổ sung, ứng dụng các kỹ năng về truyền thông, quảng cáo, tăng doanh số bán hàng và cải thiện thu nhập. Với nền tảng “eRezeki”, chính phủ Malaysia đang mở ra cơ hội việc làm cho tất cả người dân Malaysia, từ những người thợ sửa ống nước đến những người phụ nữ nội trợ, họ có thể đăng ký để trở thành những công nhân kỹ thuật số, làm những nhiệm vụ dựa trên các kỹ năng kỹ thuật số đơn giản và kiếm thêm thu nhập mà không cần phải ra khỏi nhà.
3. Một số giá trị tham khảo cho Việt Nam và kết luận
- Về kết nối kỹ thuật số và phát triển kỹ năng số: Việt Nam cần phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ ICT nhằm thúc đẩy hệ thống kết nối thông qua băng thông rộng với giá cả vừa phải thì nhiều người dân mới đủ điều kiện tiếp cận. Khi đó, các hoạt động kết nối sẽ được hình thành một cách rộng rãi, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào thanh toán số. Muốn vậy, phải có các khóa học và đào tạo về kỹ năng số cho người dân. Việc tăng cường các kỹ năng số cũng như áp dụng thanh toán số với gần 100 triệu dân Việt Nam sẽ sẽ đảm bảo rằng các cơ hội và lợi ích sẽ đến với tất cả mọi người. Mặc dù Việt Nam phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, tỷ lệ biết đọc biết viết được xếp hạng cao so với nhiều nước ASEAN nhưng hệ thống giáo dục cần linh hoạt hơn trong việc phát triển các kỹ năng cần thiết để vận hành trong nền kinh tế kỹ thuật số, từ kiến thức máy tính cơ bản đến các kỹ năng nâng cao như mã hóa và phân tích dữ liệu. Cái gọi là kỹ năng mềm của người Viking như cộng tác và giao tiếp cũng rất cần thiết.
- Về thanh toán số: Thêm vào đó, cần ưu tiên việc mở rộng việc sử dụng thanh toán kỹ thuật số vì đây được cho là nền tảng của nền kinh tế kỹ thuật số. Chúng tôi không có con số chính xác song số lượng chủ tài khoản tài chính trong nước ở Việt Nam truy cập tài khoản của họ qua Internet không thể cao hơn mức bình quân 19% của khu vực. Do đó, ngoài việc phát triển cơ sở hạ tầng quy định phù hợp, chính phủ cũng có thể tăng cường sử dụng thanh toán kỹ thuật số bằng cách thực hiện chúng trong các tương tác với người dân - chẳng hạn như trả tiền cho các dịch vụ của chính phủ hoặc nhận lương hưu.
- Về lĩnh vực logistics: Logistics vẫn là một rào cản trong thương mại điện tử và việc đưa sản phẩm đến đích của họ một cách hiệu quả và đáng tin cậy là một trong những thách thức lớn nhất của ngành ở Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần thúc đẩy hoàn thiện cải cách cơ chế, hoàn thiện hơn các hoạt động logistics. Đặc biệt, trong vấn đề hải quan phục vụ thương mại điện tử, lĩnh vực này được đánh giá là yếu nhất trong lĩnh vực logistics của khu vực ASEAN và Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng đó.
- Về chính sách: Cần có các chính sách thúc đẩy niềm tin trong các lĩnh vực kỹ thuật số như bảo mật dữ liệu, an ninh mạng và bảo vệ người tiêu dùng cũng sẽ giúp tăng cường sự tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số. Chưa đến một nửa số quốc gia thành viên ASEAN có luật bảo vệ dữ liệu toàn diện và chính quyền có năng lực hạn chế trong việc bảo vệ dữ liệu. Vì vậy, Việt Nam cần hoàn thiện hơn và cần phải kết nối chính sách với khu vực để thực hiện hiệu quả hơn.
- Cuối cùng, Chính phủ cần cung cấp các nền tảng dịch vụ kỹ thuật số hỗ trợ doanh nghiệp và giảm thời gian và chi phí giao dịch như cấp phép trực tuyến và phê duyệt giấy phép. Mặc dù các khuôn khổ như Kế hoạch tổng thể 2025 của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025 và Hiệp định khung e-ASEAN giúp giải quyết các vấn đề đã nêu, nhưng chúng ta cần nghiên cứu thêm và có tầm nhìn hoạch định các chính sách tốt hơn để khai tác tiềm năng của nền kinh tế kỹ thuật số của nước ta./.
PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng
[1] Dựa trên đánh giá tốc độ mạng 4G mới nhất của OpenSignal. Tốc độ mạng 4G của Singapore đạt 48 Mbps, một trong những số liệu lớn nhất thế giới.
[2] Digital fixed assets refer to computers & peripheral equipment and telecommunications equipment. Other fixed assets include land, building & structure, furniture & fittings, transport, and other machinery & equipment.
[4] The World Bank, Doing Business Rankings 2003 – 2020.
[5] Singapore Economic Development Board (01/012/2019). Pioneer Certificate Incentive and Development And Expansion Incentive.
[6] Startup Decisions. Startup Grants & Funding Sources in Singapore. https://www.startupdecisions.com.sg/singapore/incentives/startup-funding-sources/.
[7] IMDA (2019): Digital Economy Framework for Action, Tr. 3
[8] SNDGO (2018): Smart Nation: The Way Forward, Tr. 32
[9] The World Bank (2020): Doing Business 2020 Singapore.
[10] The World Bank: Doing Business Rankings 2003 – 2020.
[11] SNDGO (2018): Smart Nation: The Way Forward, Tr. 32.
[12] The World Economic Forum (2016): The Global Information Technology Report 2016, Tr. 134
[13] National Fiberisation and Connectivity Plan, 5G Task Force.
[15] Malaysia Digital Economy Corporation: MSC Malaysia.
[16] MSC Malaysia (1/1/2019): Guidelines on MSC Malaysia Financial Incentives (Services Incentive – Income Tax Exemption). Malaysia Digital Economy Coorporation.